Vụ Bãi Tư Chính và ‘điểm chết’ khoan dầu nuôi đảng

Giàn khoan Hakuryu 5 (thuê của Nhật Bản) hoạt động trên Biển Đông vào ngày 29 tháng Tư, 2018. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong cơ cấu thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2019 của chính thể độc tài ở Việt Nam, có một tiểu phần đáng chú ý: thu từ dầu thô đạt đến 68% dự toán cả năm.

Vì sao thu ngân sách dầu thô tăng đột biến?

Tỷ lệ trên là khá bất thường so với mức thu ngân sách từ dầu thô vào khoảng 50% hoặc nhỉnh hơn đôi chút trong nửa đầu những năm gần đây, cho thấy vào năm 2019 Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) – doanh nghiệp độc quyền khai thác dầu khí nằm dưới ‘sự lãnh đạo toàn diện của đảng’ – đã được chỉ đạo để tìm cách đẩy nhanh, đẩy gấp tiến độ khai thác dầu và khí, trong bối cảnh ‘tình hình Biển Đông vẫn rất phức tạp’ – nói theo lối mào đầu ấp úng của giới tuyên giáo.

Cơ chế đẩy nhanh tốc độ khai thác dầu khí của PVN cũng cho thấy trước đó đảng cầm quyền và Bộ Quốc Phòng Việt Nam có thể đã nắm được một số tin tức xác thực mà từ đó có thể dự báo là phía Trung Quốc sẽ ‘mần’ tiếp vụ Bãi Tư Chính vào năm 2019, do đó nếu PVN cứ nhẩn nha khai thác dầu như những năm không xảy ra gấu ó giữa ‘đảng anh’ và ‘đảng em’ thì nhiều khả năng sẽ không kịp hoàn thành kế hoạch khai thác dầu thô trong nửa cuối năm 2019 và ngân sách chính phủ sẽ bị hụt thu nghiêm trọng.

Còn nếu các lô dầu khí của PVN ở đông nam Việt Nam bị tàu Trung Quốc quần thảo trong suốt nửa cuối năm 2019 thì coi ngân sách đảng CSVN mất ăn.

Chẳng có gì khó khăn để đưa ra dự báo mất ăn trên, bởi liên tiếp trong hai năm trước – 2017 và 2018, Trung Quốc đã tổ chức hai chiến dịch ‘tống tiền’ người đồng chí tốt của mình ở khu vực Bãi Tư Chính – nơi không có mặt tập đoàn dầu khí nào của Hoa Kỳ mà chỉ có chủ yếu Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha liên doanh với PVN để khoan thăm dò và khai thác mỏ dầu Cá Rồng Đỏ.

Kết quả của hai chiến dịch trên của ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất Trung Quốc’ – theo cách ca tụng rất thiếu máu não của giới quan chức Việt – là khá mỹ mãn: rốt cuộc, Repsol không chịu nổi sức ép và đã phải bỏ của chạy lấy người – nhưng theo yêu cầu của phía Việt Nam, còn PVN của Việt Nam thì không những bị đình trệ kế hoạch khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ mà còn đang chịu nguy cơ phải bồi thường cho Repsol đến khoảng 300 triệu USD chi phí mà Repsol đã ứng ra cho hoạt động nghiên cứu thăm dò dầu ban đầu.

Không những thế, Trung Quốc còn chớm đạt được mục tiêu ban đầu, nằm trong cả một chiến lược dài hạn, là dần biến ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’ tại Bãi Tư Chính thành ‘khu vực tranh chấp pháp lý’, làm nền tảng cho khả năng Bắc Kinh sẽ đưa hẳn những giàn khoan lớn vào khu vực này để cướp dầu của ‘đảng em’.

PVN từng kêu cứu ra sao?

Sau khi bị tàu Trung Quốc gây sức ép hai lần vào tháng Bảy năm 2017 và tháng Ba năm 2018 tại Bãi Tư Chính, đến tháng Tư năm 2018 PVN buộc phải kêu cứu: “Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 với những dự báo đầy khó khăn, thách thức đối với hoạt động dầu khí”. Ngoài nguyên nhân do giá dầu thô tiếp tục diễn biến khó lường, “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập Đoàn”.

Hiện tượng PVN đăng tải nhận định về “tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp” là bất bình thường, bởi từ trước tới nay theo thông lệ trong hệ thống chính trị một đảng ở Việt Nam, việc phát hành công khai những quan điểm và dự báo chính trị là thẩm quyền mang tính độc quyền của các cơ quan đảng và nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp.

Vào thời điểm kêu cứu trên, PVN có hai dự án lớn về dầu khí – liên doanh với một công ty Tây Ban Nha là Repsol khai thác mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính, và liên doanh với hãng dầu khí khổng lồ của Mỹ là ExxonMobil để khai thác mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đây là vài tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách Việt Nam đang cạn kiệt. Nếu Repsol và ExxonMobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Sau khi đã gây sức ép tại mỏ Cá Rồng Đỏ vào tháng Ba năm 2018, đến cuối tháng đó Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Hà Nội với tối hậu thư “cùng hợp tác khai thác dầu khí”.

Kịch bản thất bại đến mất ngủ ở Bãi Tư Chính đã xảy ra, khiến giới chóp bu Việt Nam phải chịu nguy cơ mất ăn dầu khí ngay trên vùng lãnh hải của mình và càng bế tắc trong cơn ác mộng những khoản nợ nước ngoài đang ập đến như sóng thần Biển Đông.

Nếu chấp nhận “hợp tác cùng khai thác dầu khí” với Trung Quốc theo lối nói không thèm úp mở của Vương Nghị, thậm chí có thông tin ngoài lề cho biết Bắc Kinh đòi chia phần đến 60% số dầu thô khai thác thuần túy là tài sản của Việt Nam, Hà Nội sẽ đồng thời phải thừa nhận một tiền lệ chưa từng có về việc phải cho kẻ cướp chung sống trong nhà mình và PVN dĩ nhiên phải chia sẻ một phần, nếu không nói là một phần lớn, lợi nhuận cho tên kẻ cướp đó.

Nhưng nguy cơ không chỉ có thế…

2025 hết sạch dầu!

Khi mùa xuân ủ rũ của năm 2019 sắp nhoài đến, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam đã phải lần đầu tiên thừa nhận một sự thật mà bấy lâu nay tập đoàn này và đảng chỉ muốn che giấu càng nhiều càng tốt: sản lượng dầu tại rất nhiều giếng đang suy giảm tự nhiên do khai thác đã quá lâu. Cộng vào đó là trữ lượng gia tăng quá thấp khiến đến năm 2025, sản lượng khai thác dầu sẽ giảm đều đặn mỗi năm 10% – tương đương với hơn 2 triệu tấn.

Ngay cả mỏ Bạch Hổ – cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN từ xưa đến nay – đã vào giai đoạn suy kiệt.

Còn nếu tốc độ khai thác dầu thô gấp gáp hơn nữa để tăng số thu cho ngân sách đảng, “deadline” thực sự cho trữ lượng dầu khai thác ở Việt Nam chỉ còn khoảng 3 năm tính từ năm 2018, tức đến năm 2021 – trùng với kỳ đại hội đảng lần thứ 13, nếu còn có đại hội này.

Với tình trạng trữ lượng dầu cạn kiệt nhanh trong khi quá khó để tìm ra nguồn trữ lượng mới, có thể hình dung là đến năm 2021 nền ngân sách hộc rỗng của chế độ sẽ mất hẳn số thu 70.000 – 80.000 tỷ đồng từ PVN mà do đó sẽ ‘kiến tạo’ một lỗ thủng toang hoác không lấy gì bù trám được.

Cùng với ba tử huyệt nợ công quốc gia, nợ xấu ngân hàng và thâm thủng ngân sách đang lộ ra ngày càng rõ, triển vọng trữ lượng dầu khí cạn kiệt chỉ trong ít năm nữa cộng với cú ‘tống tiền’ của ‘đồng chí tốt’ Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính đã bồi thêm một điểm chết nữa mà có thể rút ngắn đáng kể tuổi thọ của chế độ cầm quyền tại Việt Nam trước thời điểm năm 2025.

Phạm Chí Dũng

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.