Vụ Đồng Tâm và Luật Magnitsky

Từ trái, các ông Lê Đình Chức (con trai ông Lê Đình Kình), Lê Đình Công (con trai ông Kình), Lê Đình Doanh (con trai ông Công và là cháu nội ông Kình) nói lời sau cùng trước tòa. Ảnh: Người Việt edited (từ TTXVN/ Thanh Niên)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cần vận động chính phủ Hoa Kỳ áp dụng Luật Magnitsky Toàn Cầu để trừng trị các quan chức Cộng Sản Hà Nội chủ mưu và thực hiện vụ đàn áp đẫm máu người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Bản án “tru di tam đại”

Phiên tòa “kangaroo” xử 29 “bị cáo” là dân Đồng Tâm ngoại thành Hà Nội đã khép lại với hai bản án tử hình, một án tù chung thân, ba án tù từ 12 đến 16 năm và 23 án tù khác từ sáu năm trở xuống. Gia đình ông Lê Đình Kình bị tuyên án “tru di tam đại” (giết ba đời).

Theo đó, ngoài ông Kình là người bị công an CSVN giết ngay trong phòng ngủ của mình rạng sáng 9 Tháng Giêng, 2020, thì hai con trai ông là Lê Đình Công và Lê Đình Chức bị tuyên án tử hình, cháu đích tôn của ông Kình là Lê Đình Doanh bị án tù chung thân. Một phiên tòa với mức án tưởng như chỉ có dưới thời hôn quân phong kiến xa xưa đã được tái hiện ngay tại Hà Nội trong thế kỷ 21 mà những ai có suy nghĩ đều phải sửng sốt và căm phẫn.

Phiên tòa lúc đầu dự tính kéo dài 10 ngày nhưng đã kết thúc chỉ ba ngày sau khi bộc lộ vô số những điều phi lý, bất nhân làm những kẻ chủ mưu phải cấp tốc cho “hạ màn” trước sự phẫn nộ của dư luận.

Phiên tòa Đồng Tâm chỉ là một “phân đoạn trong vụ án Đồng Tâm, là bước kế tiếp của cuộc tấn công vào thôn Hoành rạng sáng 9 Tháng Giêng” mà mục đích tối hậu là đuổi cùng diệt tận những người nông dân mà Hà Nội cho rằng đang có ý đồ chống lại sự cai trị chuyên chế của họ. Đây là cái mà ngôn ngữ Cộng Sản gọi là “chuyên chính vô sản.”

Bởi vậy, trong thời gian xử án, mọi lời biện hộ, phản bác hợp lý của các luật sư như yêu cầu nhân chứng và chứng cứ, yêu cầu thực nghiệm hiện trường … đều bị chánh án cho là “không cần thiết.” Không cần thiết vì bản án đã được ấn định, đã có sẵn trong túi quan tòa. Phiên tòa chỉ là một vở diễn, một hành động “hợp lý hóa” vụ tàn sát thảm khốc ở Đồng Tâm lúc rạng sáng tám tháng về trước.

Tại sao phải diễn? Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu từng nói tới một chân lý: Cộng Sản có bản chất hai mặt: tâm địa thì tàn bạo, coi mạng người như cỏ rác, nhưng bề ngoài luôn làm ra vẻ văn minh tiến bộ, giết người bất chấp luật pháp và đạo lý nhưng cũng mở tòa án, mời luật sư làm ra vẻ có dân chủ pháp trị. “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn những gì Cộng Sản làm!” ông Thiệu nhắn nhủ.

Nhưng thời đại Internet không giống như thời Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc những năm 1953-1956, chuyện bưng bít ngôn luận, thông tin dối trá để lường gạt dân chúng không còn dễ nữa.

Mặc dù đã sử dụng hết mọi thủ đoạn bỉ ổi như chỉ thị cho toàn bộ báo chí chỉ được tuyên truyền theo thông tin của nhà cầm quyền, ngăn chặn thân nhân các bị cáo dự phiên tòa “công khai,” canh gác và quấy nhiễu những người hoạt động xã hội, thậm chí sai côn đồ hành hung các luật sư biện hộ và vận động các luật sư “bưng bô” lên truyền hình ca ngợi phiên tòa… nhưng nhà cầm quyền cũng không che giấu được bộ mặt man rợ trước người dân và quốc tế.

Bằng những bản án nặng nề – nhưng không bất ngờ – giáng xuống đầu những người nông dân phản kháng, đảng và chính phủ CSVN đã lộ nguyên hình là một lũ “cùng hung cực ác.” Tài liệu về vụ Đồng Tâm có rất nhiều trên mạng Internet, bạn đọc có thể xem và tự nhận xét.

Cần áp dụng Luật Magnitsky

Vụ thảm sát Đồng Tâm không chỉ phơi bày bản chất của chế độ mà còn làm hiện ra những bộ mặt đen – là những kẻ chủ mưu, lên kế hoạch và thực thi vụ tấn công thôn Hoành rạng sáng 9 Tháng Giêng, 2020, tra tấn bức cung các nạn nhân trong trại giam suốt tám tháng qua và phiên tòa ô nhục vừa kết thúc hôm Thứ Hai, 14 Tháng Chín.

Đó là những tên đầu sỏ chủ mưu như Nguyễn Phú Trọng (đảng trưởng), Tô Lâm, Tô Ân Xô, Lương Tam Quang (Bộ Công An), lập kế hoạch như Đặng Việt Quảng (Công An Hà Nội), xử án như Trương Việt Toàn, điều tra và kết án như Lại Việt Đông, Nguyễn Hoàng (Viện Kiểm Sát Hà Nội), tra tấn như Phạm Việt Anh (Công An Hà Nội)…

Không giúp được gì nhiều cho người dân qua cơn khổ nạn, người Việt ở nước ngoài vẫn có thể giúp ngăn chặn bàn tay đẫm máu của chúng bằng cách vận động chính phủ Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ áp dụng Luật Magnitsky Toàn Cầu lên tập đoàn tội ác này.

Luật Magnitsky ra đời từ cái chết oan ức của một luật sư trẻ người Nga: ông Sergei Leonidovich Magnitsky bị chết trong trại tù ở Moscow năm 2009 sau một năm bị giam cầm vì bị cho là giúp công ty Hermitage trốn thuế; nhưng thực chất là do ông cả gan tố cáo các sĩ quan công an Nga tham nhũng tiền thuế của công ty.

Ông William Browden, nhà đầu tư Mỹ chủ công ty Hermitage nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Nga, cho rằng cái chết của Magnitsky là một “vụ ám sát” có chủ đích, thể hiện bản chất tàn bạo, phi nhân tính của chế độ chuyên chế Nga và đã đứng ra vận động “công lý cho Magnitsky” khắp các nước phương Tây.

Tháng Mười Hai, 2012, Tổng Thống Mỹ Barack Obama ký ban hành Luật Magnitsky (Magnitsky Act) sau khi Quốc Hội đã phê chuẩn, nhắm trừng phạt các quan chức Nga gây ra cái chết của luật sư này.

Đến năm 2017, Tổng Thống Donald Trump ký ban hành Luật Magnitsky Toàn Cầu (Global Magnitsky Act), trừng phạt các quan chức chính phủ vi phạm nhân quyền trên khắp thế giới. Các biện pháp trừng phạt chủ yếu mà các quan chức này phải chịu là không được cấp chiếu khán (visa) nhập cảnh vào Hoa Kỳ, đóng băng tài khoản và tài sản trên lãnh thổ Mỹ và cấm giao dịch với các tổ chức tài chính của Mỹ.

Nói ngắn gọn, Luật Magnitsky Toàn Cầu quy định “Tất cả các chế độ tham nhũng và vi phạm nhân quyền của công dân trên khắp thế giới đều phải chịu trách nhiệm và phải chịu hậu quả cho hành động đàn áp của mình, phải bị trừng phạt dưới hình thức bị cấm nhập cảnh, bị phong tỏa tài sản.” Đến nay, ngoài Hoa Kỳ đã có ít nhất năm quốc gia Châu Âu ban hành những đạo luật tương tự để chế tài quan chức của các quốc gia độc tài và tham nhũng.

Cái chết oan ức của Luật Sư Nga Sergei Magnitsky tuy đau xót nhưng suy cho cùng chưa thể sánh được với cái chết oan ức của ông Lê Đình Kình, cùng với bản án “tru di tam đại” mà gia tộc ông phải chịu. Bản chất tham nhũng và vi phạm nhân quyền của guồng máy cầm quyền ở Nga hiện nay vẫn “chưa là gì” so với chế độ công an trị ở Hà Nội về mức độ tàn ác, phi nhân tính.

Vì vậy, nếu Hoa Kỳ đã dùng Luật Magnitsky để trừng phạt các quan chức Nga thì Washington hoàn toàn có thể vận dụng Luật Magnitsky Toàn Cầu để trừng trị các cán bộ Cộng Sản Hà Nội đã gây ra vụ tấn công Đồng Tâm và vô số những tội ác khác cho người dân Việt Nam.

Việc trừng phạt bằng Luật Magnitsky (cấm nhập cảnh, phong tỏa tài khoản và tài sản) không mang lại công bằng cho người dân Đồng Tâm và hàng triệu dân oan mất đất mất nhà khác, nhưng có thể làm cho bọn tội phạm khoác áo công quyền phải chùn tay, phải nghĩ tới hậu quả mỗi khi chúng rắp ranh thực hiện một tội ác chống lại nhân dân.

Không thể chấp nhận những tên đầu sỏ chủ mưu đàn áp đẫm máu người dân Đồng Tâm, ra sức vơ vét tài sản tham nhũng, coi mạng người như cỏ rác mà vẫn ung dung “hạ cánh an toàn” ở một đất nước tự do nào đó tại Mỹ hoặc Châu Âu, tận hưởng những ưu đãi của một xã hội văn minh.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…