Xử phúc thẩm Hội AEDC: Tòa không công bố file ‘chứng cứ’, giữ nguyên mức án

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một tòa án ở Hà Nội vừa ra quyết định giữ nguyên mức án tù tổng cộng 66 năm đối với 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ (AEDC) trong phiên xử phúc thẩm ngày 4/6, sau khi “liên tục cản trở” các bị cáo và luật sư phát biểu.

Theo một luật sư tham gia bào chữa, tòa án cũng từ chối yêu cầu công bố file ghi âm đã được sử dụng làm chứng cứ chống lại các bị cáo.

6 thành viên của Hội AEDC gồm: Luật sư Nguyễn Văn Đài, cộng sự Lê Thu Hà, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ký giả Trương Minh Đức, kỹ sư Phạm Văn Trội và nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển bị kết án tổng cộng 66 năm tù giam vào ngày 5/4 với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một trong 6 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, cho biết, phiên tòa phúc thẩm ngày 4/6 đã diễn ra đầy “kịch tính” khi các bị cáo tự bào chữa với “khí phách mạnh mẽ” và các luật sư cố gắng hết sức để đối đáp với Viện Kiểm sát trong tình trạng “liên tục bị cản trở, ngắt lời”.

Luật sư Phúc nói với VOA:

“Tòa hạn chế quyền phát biểu của các bị cáo và các luật sư. Bị cáo nói chưa hết câu thì đã chặn lại. Luật sư mới mở đầu nói, chưa có chủ ngữ, mới thành phần phụ, mệnh đề câu mới đưa ra thì đã bị chặn lại, nói rằng ‘Không được đề cập, những việc đó đã nói rồi’ trong khi chưa biết người ta sẽ nói gì”.

Trước khi diễn ra phiên phúc thẩm, một trong các bị cáo, ký giả Trương Minh Đức, đã nhiều lần yêu cầu tòa án công bố các file ghi âm về các cuộc họp định kỳ của Hội AEDC đã được sử dụng làm vật chứng chống lại các bị cáo.

Ông Trương Minh Đức khẳng định không có chuyện âm mưu lật đổ trong các file ghi âm này. Tuy nhiên, theo luật sư Phúc, yêu cầu của ông Đức một lần nữa bị bác bỏ trong phiên tòa ngày 4/6.

Ông cho biết thêm:

“Bị cáo Trương Minh Đức có yêu cầu tòa cung cấp vật chứng là các file ghi âm, mở ra cho các bị cáo và luật sư nghe vì nghi ngờ việc chuyển thể từ file ghi âm ra chữ viết trên giấy là không đúng với nội dung thực. Nhưng tòa không chấp nhận, cũng không đưa ra vật chứng, không công bố ra, vẫn dựa trên nội dung đã được cơ quan điều tra thu thập trước đó”.

Mặc dù đã dự đoán trước kết quả, nhưng theo lời luật sư Phúc, các bị cáo và luật sư vẫn muốn kháng cáo để có một “không gian lên tiếng” và để cộng đồng biết được phần nào việc xử lý một vụ án “khuất tất” và “không tuân thủ theo chính Luật tố tụng hình sự của Việt Nam”.

Như vậy, với kết quả xử phúc thẩm, Luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong những người sáng lập ra Hội Anh em Dân chủ, vẫn bị giữ nguyên mức án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế. Mục sư Nguyễn Trung Tôn và nhà báo tự do Trương Minh Đức giữ mức án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển bị kết án 11 năm tù. Bà Lê Thu Hà, cộng sự của Luật sư Đài, nhận bản án 9 năm tù. Kỹ sư Phạm Văn Trội giữ mức án 7 năm tù giam.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”