Tam Tòa Chỉ Là Lý Cớ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi các tin tức về sự bạo hành của công an và những nhóm người được gọi là „quần chúng bức xúc“ đối với giáo dân và các linh mục tại Tam Toà được loan tải rộng rãi, khiến dư luận bắt đầu chú ý đến vấn đề này, thì nhà cầm quyền CSVN mồm loa mép dải chối bai bải rằng, không hề có chuyện bạo hành tại Tam Tòa, và thậm chí họ còn thách thức đưa ra bằng chứng.

Với bản chất dối trá, sợ sự thật và bưng bít thông tin, nhà cầm quyền Quảng Bình đã ra lệnh cho công an tịch thu tất cả máy chụp hình, điện thoại di động của những ai định chụp lại hình ảnh các cuộc hành hung giáo dân và các linh mục diễn ra tại hiện trường Tam Tòa. Chủ đích của họ là không để một tấm hình nào về vụ việc này được phát tán, và như vậy sẽ che dấu được vết tích hung đồ của công an. Các nhân chứng tại chỗ cho biết, hễ ai giơ máy chụp hình hay điện thoại di động lên chụp hình, là công an chìm và bọn đầu gấu xông vào đánh đấm và giựt đi.

Với sự chuẩn bị và ra tay như vừa kể, nhà cầm quyền Quảng Bình yên chí là sẽ chẳng có tấm hình nào thoát ra được để tố cáo hành vi bạo lực của họ. Tuy nhiên những hình ảnh về biến cố Tam Tòa, từ cái lán dựng tạm bị phá dỡ, đến hình ảnh công an sắc phục cùng bọn côn đồ bao vây giáo dân… vẫn được đưa lên mạng lưới Internet toàn cầu.

Họ quên rằng, với phương tiện hiện đại ngày nay, người ta có nhiều cách ghi nhận lại hình ảnh mà không cần phải có mặt tại chỗ, và cũng không phải chờ các phóng viên ngoại quốc làm việc này. Mỗi người dân đều có thể trở thành phóng viên của quần chúng, như một số giáo dân đã làm trong các biến cố vừa qua tại Thái Hà, Tam Tòa …

Khi những tấm hình có giá trị bằng bao nhiêu vạn lời nói được phổ biến, thì nhà cầm quyền CSVN đã không còn dám thách thức đưa ra bằng chứng nữa, mà lu loa rằng, vụ việc Tam Tòa không phải là đàn áp tôn giáo… Giáo dân Tam Tòa đã “từ bé xé ra to” khi chuyển một “vấn đề dân sự thành vấn đề tôn giáo”. Đến khi trên các mạng thông tin toàn cầu đăng tải một số hình ảnh linh mục Ngô Thế Bính thương tích đầy mình, vì bị đám côn đồ đánh hội đồng ngay trước mặt công an, thì nhà nước bảo rằng đó là „do quần chúng tự phát“, chứ „không phải do công an được điều động đến để khuyên nhủ người công giáo“.

JPEG - 28.7 kb

Dùng gậy gộc đánh người đến trọng thương, thừa sống thiếu chết, nhất là lại đánh một vị linh mục, thì chỉ có bọn hung đồ không còn nhân tính mới làm được. Vậy mà nhà nước vẫn còn có thể nói rằng đó là sự khuyên nhủ, thì quả thật nhà nước CSVN ngoài sự tàn ác, họ còn có những cách bào chữa cực kỳ khôi hài.

Sau vụ công an và côn đồ bạo hành giáo dân Tam Tòa, báo chí nhà nước đã xung trận bằng một loạt bài quy chụp, cho rằng giáo dân bị xúi giục, lôi kéo về ngang nhiên đập phá, xây nhà trong khu mà nhà cầm quyền gọi là “Chứng tích tội ác chiến tranh”.

Nhà nước chiếm đoạt giáo đường của giáo dân, biến nó thành cái gọi là „chứng tích chiến tranh“, nhưng báo chí nhà nước hẳn nhiên là sẽ không bao giờ dám nhắc lại thực tế là trong chiến tranh, chính nhà nước đã biến nhiều nơi thờ tự, và chính ngôi giáo đường này thành mục tiêu chiến tranh, với những ổ cao xạ, liên thanh được đưa vào đó. Sự thực này đã được nhiều nhân chứng thuật lại, trong đó bài viết mới đây của nhà báo Bùi Tín, nguyên là đại tá quân đội nhân dân và cũng là Phó tổng biên tập báo Nhân dân, đã nêu ra khá nhiều chi tiết.… Do đó, mục tiêu của báo chí nhà nước trong việc này chỉ là để tô vẽ lại việc ngôi thánh đường bị trúng bom Mỹ, hầu khơi động sự hận thù đối với Mỹ. Dù rằng họ đã leo lẻo nói với Mỹ rằng „hãy quên đi quá khứ để hướng tới tương lai“. Bên cạnh mục tiêu khơi động hận thù được dấu dưới cái vỏ “để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ” vừa kể, là ý đồ đánh lừa dư luận rằng việc nhà nước chiếm đoạt nhà thờ Tam Toà là hợp lý, hầu hợp thức hoá sự chiếm đoạt này.

Nếu đảng và nhà nước muốn bảo tồn những „chứng tích lịch sử tội ác chiến tranh„ như họ nói, thì lẽ ra những nơi như cầu Long Biên, Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên (Hà Nội) v.v…, đều là những nơi bị bom Mỹ tàn phá nặng nề, cũng phải được đặt trong danh mục này. Tại sao chỉ riêng nhà thờ Tam Tòa mà thôi?

Nếu muốn thực lòng bảo tồn chứng tích lịch sử tội ác chiến tranh, thì đảng không nên xóa đi dấu vết những hy sinh của đồng bào và chiến sĩ Việt Nam trong trận chiến bảo vệ biên giới phía bắc từ năm 1979 đến 1986. Trái lại đảng phải xây những đài tưởng niệm thật hoành tráng tại biên giới Việt Trung . Đảng cũng không nên phá huỷ khu tưởng niệm tại núi Ba Vành, Huế; nơi đây cũng là một chứng tích tội ác trong chiến tranh, vì là mồ chôn các nạn nhân là thường dân vô tội đã bị đảng thảm sát vào Tết Mậu Thân 1968. Đảng cũng phải xây đài tưởng niệm cho mấy trăm ngàn người bị đảng giết trong cuộc cải cách ruộng đất, cũng như đài tưởng niệm các nạn nhân đã bị đảng pháo kích chết trong lúc di tản vào năm 1972 trên „Xa Lộ Máu Kinh Hoàng“; đảng cũng cần phải xây đài tưởng niệm các học sinh trường tiểu học Cai Lậy bị đảng pháo kích chết vào năm 1974… Bên cạnh đó, đảng cũng không nên tìm cách phá hủy 2 tấm bia tưởng niệm Thuyền Nhân Việt Nam đã chết trên đường tìm tự do trên đảo Galang – Nam Dương và Bidong – Mã Lai. Vì những bia tưởng niệm đó cũng là một chứng tích lịch sử của dân tộc Việt Nam, hầu nhắc nhở các thế hệ mai sau, đừng bao giờ để cho một chế độ tàn ác cai trị đất nước để đến nỗi người dân phải đổ xô ra biển trốn chạy như vậy.

JPEG - 58.4 kb

Đảng cũng nên tới Berlin, thủ đô của nước Đức thống nhất để thấy và học tập cách bảo tồn những chứng tích lịch sử chiến tranh và tội ác của con người, như Nhà thờ Tưởng niệm (Gedächtniskirche) trong đệ nhị thế chiến bị bom đồng minh phá sập nặng nề. Sau chiến tranh nước Đức đã xem nó như một chứng tích lịch sử, đồng thời là biểu tượng cho hòa bình và hòa giải. Sát bên chứng tích lịch sử này, người Đức đã xây một nhà thờ khác để giáo dân có nơi hành lễ. Tại Berlin người ta còn xây dựng một khu tưởng niệm tội ác mà Đức đã gây ra đối với dân tộc Do Thái. Đảng cũng nên tới Normandie của nước Pháp, để thấy một chứng tích lịch sử chiến tranh khác, đó là những ngôi mộ của 2 bên từng là thù địch đều được tôn trọng.

Từ giữa thập niên 80, sau khi tung ra cái gọi kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cán bộ đảng ở các cấp các ngành bắt đầu làm giàu bằng cách ăn cắp tài sản quốc gia, cướp đoạt đất đai của nông dân để xây sân golf, trung tâm giải trí du lịch. Chưa đủ, đảng còn sáng tạo thêm bằng cách khuyến khích người dân trùng tu một số đền thờ miếu mạo của tiền nhân, mà trước kia đảng đã bỏ mặc cho hoang phế rêu phong. Nhưng sự trùng tu đó không xuất phát từ thiện ý muốn bảo tồn những di tích lịch sử, mà là muốn biến những nơi đó thành chỗ du lịch, ăn chơi để kiếm tiền.

Những dữ kiện vừa nêu cho thấy chiêu bài „bảo tồn khu chứng tích lịch sử tội ác đế quốc Mỹ“ chỉ là một lý cớ để che đậy sự chiếm đoạt nhà thờ Tam Toà của các quan chức đảng tại Quảng Bình nói riêng, và là chính sách của đảng nói chung, để dần dần chiếm dụng đất đai và các cơ sở tôn giáo, như đã và đang diễn ra ở nhiều nơi trên đất nước. Mà mục đích cuối cùng chỉ là để các cán bộ đảng LÀM GIÀU mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.