Biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam tại Nam California

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

WESTMINSTER (NV) – “Phải chấm dứt đại thảm họa này. Chúng ta phải chặn đứng chiến lược xâm lăng của Trung Cộng và hành động bán nước của chính quyền Cộng Sản Việt Nam và mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân.”

Ðó là lời phát biểu của Hòa Thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo GHPGVNTNHN kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, tại cuộc biểu tình và văn nghệ “Thắp Sáng Niềm Tin” tổ chức tại Tượng Ðài Việt Mỹ, Westminster, hôm Thứ Tư.

Hòa thượng nói tiếp trước hàng ngàn đồng hương hướng về bàn thờ đặt dưới chân tượng đài, hai bên là nhiều lá cờ Việt-Mỹ bay phất phới: “Trong đêm ’Thắp Sáng Niềm Tin’ hôm nay, tôi xin cầu nguyện tất cả chúng ta có sức mạnh để cùng với người dân trong nước ngăn chặn đại thảm họa này.”

Ngay sau khi hòa thượng kết thúc, mọi người cùng hô lớn: “Ðả đảo Trung Cộng xâm lăng. Ðả đảo Cộng Sản Việt Nam bán nước.”

Trong không khí rất hào hùng và trang nghiêm, từng đại diện trong cộng đồng lên phát biểu nói lên sự phản đối Trung Quốc và chính quyền Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Liêm, trưởng ban tổ chức, nói: “Hôm nay chúng ta tập trung tại đây để phản đối ngoại xâm và nội thù. Ngoại xâm là Trung Quốc và nội thù là chính quyền Việt Nam bán nước. Chúng ta muốn nói cho cả thế giới biết rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.”

“Trung Quốc không thể dùng bạo lực để xâm lấn Việt Nam vì quốc tế không chấp nhận hành động này. Còn chính quyền Việt Nam thì ’cõng rắn cắn gà nhà’ bằng Công Hàm 1958 và Hiệp Ước 1999,” ông Liêm nói tiếp. “Lịch sử cho thấy không có cường quyền nào bán nước mà tồn tại.”

Ông nhấn mạnh: “Tôi muốn nhắn nhủ với người dân trong nước hãy xuống đường phản đối Trung Quốc cướp nước, lật đổ chế độ độc tài, giống như người dân Bắc Phi. Người Việt hải ngoại hãy tiếp lửa để trong nước lật đổ bạo quyền. Chỉ có tự do mới bảo vệ được chủ quyền. Chúng tôi cực lực lên án Trung Quốc và nhà cầm quyền Việt Nam.”

“Hoan hô người Việt yêu nước can đảm ở quê nhà,” mọi người đồng thanh hô lớn. “Trung Cộng hãy cút khỏi Việt Nam.”

Ông Phan Kỳ Nhơn, đại diện giới cao niên, nói: “Ðứng trước hiểm họa mất nước, hải ngoại chúng ta làm gì? Người cao niên như chúng tôi rồi cũng ra đi theo thời gian. Tuổi trẻ sẽ thay thế, nhưng không có nghĩa là chúng tôi an nhàn hưởng thụ. Thưa quý đồng hương, đối với chúng tôi, còn sức là còn đấu tranh cho tới giây phút cuối cùng.”

Ðại diện cựu chiến binh QLVNCH, ông Phan Tấn Ngưu, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, khẳng định vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu như trước đây “vì sự tồn vong của tổ quốc và dân tộc Việt Nam.”

Ông nói: “Tinh thần của người chiến sĩ VNCH đã tạo biết bao chiến công hiển hách. Ngày nay, trước đại họa ngoại xâm, chúng tôi muốn chuyển đến tất cả mọi người cái tinh thần tối thượng đó.”

Anh Billy Lê, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, đại diện giới trẻ phát biểu: “Tuổi trẻ là sức mạnh cộng đồng. Chúng tôi mong được dạy dỗ để vận động và tạo sức mạnh liên kết cùng nhau thay đổi xã hội.”

Tại cuộc biểu tình, nhiều biểu ngữ được treo và cắm khắp nơi, mang các hàng chữ, bằng tiếng Anh và tiếng Việt, như “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam,” “Ðả đảo Trung Cộng chiếm Tây Nguyên…”

Ở một góc khác là những biểu ngữ có hình minh họa rất sống động. Một tấm vẽ hình đầu bò thò lưỡi đỏ ra, nhưng bị một cái kéo cắt, với hàng chữ “The Crazy Cow Made in China, Stop Invading Vietnam.”

Một biểu ngữ khác viết: “Gởi đồng bào quốc nội, giờ lịch sử đã điểm, hãy nắm lấy thời cơ, nhân dân Việt Nam sẽ thắng. Hoan hô Tunisia và Ai Cập. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.”

Một biểu ngữ treo cao, có hình một con khủng long đỏ, nuốt nước Việt Nam hình chữ “S” màu vàng vào bụng, nhưng bị bốn hỏa tiễn đâm vào. Những hỏa tiễn này có tên “Mainland Vietnamese,” “Overseas Vietnamese,” “Justice” và “Democracy Activists.”

Một tấm khác vẽ hình Ngô Quyền chỉ ra biển khơi, có chiếc tàu mang lá cờ VNCH, kèm theo hàng chữ “Hãy đứng lên để bảo vệ tổ quốc.”

Tại bàn thờ là một quả bong bóng khổng lồ màu vàng, phía dưới là một biểu ngữ dài, một bên là cờ VNCH, bên kia là hàng chữ Anh-Việt “Red China Stop Invading Vietnam. Communists Are Traitors.”

Nhiều người tham dự mặc những chiếc áo thun màu xanh có hàng chữ “4000 năm chưa một lần khuất phục,” “Việt Cộng bán nước, Tàu Cộng cướp nước” và “Ðáp lời sông núi,” tên của một bài hát do nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác và được nhiều người biết đến qua phong trào chống Trung Quốc gần đây.

Mặc dù là một ngày thường, nhiều người bận đi làm, đông đảo đồng hương vẫn có mặt để cùng nhau bày tỏ quan điểm của họ.

Ông Minh Trường Sơn, từ San Jose xuống, cho biết: “Tôi đến đây hôm nay vì tôi không thể tha thứ cho hành động bán nước của Cộng Sản. Phải giành lại Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả người Việt phải đồng lòng.”
Bà Hoa Bùi, cư dân Westminster, rất khâm phục ban tổ chức qua sự kiện quan trọng này.

Bà nói: “Tôi rất khâm phục các ông tổ chức và tôi cũng ủng hộ tinh thần người Việt chống Trung Quốc.”

Ðược biết, cuộc biểu tình hôm Thứ Tư là bắt đầu của một loạt các cuộc biểu tình và xuống đường của người Việt hải ngoại, nhân dịp đúng 53 năm Công Hàm 1958.

Ngày 14 Tháng Chín năm 1958 là ngày cố Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc Việt Nam) ký công hàm “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 Tháng Chín, 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”

Trước đó, một phần bản tuyên bố của Trung Quốc được ghi như sau: “Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác trên biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

Tên gọi “Tây Sa” chính là quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 từ tay chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Còn quần đảo Nam Sa là Trường Sa, cũng do Việt Nam kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đánh chiếm một phần năm 1988 trong trận hải chiến Gạc Ma.

Ðược biết, cuộc biểu tình tại Tượng Ðài Việt Mỹ do hơn 75 hội đoàn phối hợp tổ chức, chương trình văn nghệ do ca sĩ Trung Tâm Asia phụ trách cùng với nhóm Tù Ca Xuân Ðiềm. Chương trình do hai đài truyền hình SBTN và SET-TV trực tiếp truyền hình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.