Cuộc chiến cuối năm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một ngày sau khi Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc phiên họp lần thứ 14 cũng là phiên họp cuối cùng của ban chấp hành Trung ương đảng khóa X để chuẩn bị Đại hội toàn đảng diễn ra vào trung tuần tháng 1 năm 2011, công an Sài gòn đã gây náo động dư luận trong và ngoài nước khi ra tay triệt hạ hai cơ sở truyền giáo của Giáo hội Tin Lành Mennonite do Mục sư Nguyễn Hồng Quang quản nhiệm vào sáng ngày 14 tháng 12 năm 2010. Tuy Mục sư Nguyễn Hồng Quang đã nhận những lời đe dọa bị bắt của công an từ vài tháng trước đây, nhưng ít ai nghĩ rằng công an Sài Gòn đã có những hành động thô bạo đối với một tổ chức tôn giáo có bề dày đấu tranh cho tự do tín ngưỡng trong nhiều năm qua, khi mà đảng Cộng sản Việt Nam cố giữ bề mặt ổn định để tổ chức cho xong đại hội đảng lần thứ XI.

Theo tin tức thì lúc 8 giờ sáng ngày 14 tháng 12, công an đã đột nhập vào Văn phòng trung ương Giáo Hội Mennonite tại C5/H1 Bình Khánh, Quận 2, đẩy toàn bộ gia đình Mục sư Quang và các tín hữu ra một địa điểm cách văn phòng Giáo Hội một cây số. Đến 8 giờ 30 sáng, công an bắt đầu cho xe ủi đất phá sập Vườn cầu nguyện của Giáo Hội tại Thủ Thiêm, đồng thời cho xe đến kéo mái nhà và ủi sập văn phòng trung ương tại Bình Khánh. Đến 12 giờ trưa thì toàn bộ hai cơ sở của Giáo Hội bị san bằng, công an bắt giữ Mục sư Nguyễn Hồng Quang và đòi vợ của Mục Sư Quang phải trả tiền công cho các xe ủi đất đã dùng để phá xập hai cơ sở. Đương nhiên vợ Mục sư Nguyễn Hồng Quang từ chối không trả tiền một cách phi lý như vậy.

Việc Mục sư Nguyễn Hồng Quang và Giáo Hội Mennonite bị công an Sài Gòn theo dõi, hăm dọa, và trù dập đã xảy ra từ lâu. Nhưng từ khi Mục sư Dương Kim Khải quản nhiệm Hội Thánh Chuồng Bò tại Bến Tre bị công an bắt giữ với tội “âm mưu lật đổ chế độ”, công an tại Sài Gòn nói riêng và Tổng cục an ninh của Bộ công an rất lo sợ những chống đối ngày một lan rộng của bà con dân oan ở miền Nam mà điểm khởi động là bà con dân oan tại Bến Tre. Cộng sản Việt Nam lo ngại rằng Hội Thánh Mennonite là chỗ dựa của bà con dân oan thấp cổ bé miệng ở miền Nam, vì thế mà họ tìm cách trù dập. Tuy nhiên việc cho công an ủi sập hai cơ sở của Giáo Hội Mennonite không thể là quyết định đơn phương của công an Sài Gòn hay của Bộ công an mà phải là chỉ thị của cấp cao hơn trong Bộ chính trị.

Thứ nhất, chỉ còn vài tuần nữa đại hội đảng sẽ diễn ra với sự thay đổi ngôi vị lãnh đạo thượng tầng nên các phe không muốn chịu trách nhiệm trong việc tạo ra những biến động có khả năng gây phiền toái trong lúc chuẩn bị đại hội đảng. Việc phá sập hai cơ sở của Giáo Hội Mennonite không đơn thuần là vấn đề an ninh hay ổn định xã hội mà rõ ràng đây là một cuộc đàn áp tôn giáo khiến cho dư luận trong và ngoài nước không thể im lặng.

Thứ hai, so với những kỳ chuẩn bị đại hội đảng trước đây, lần này những đấu đá giữa các phe quyền lực đã diễn ra một cách gay gắt không những giữa phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Hồ Đức Việt mà còn là sự đấu đá giành thế chủ đạo của hai băng lãnh đạo miền Bắc và miền Nam. Nói cách khác, sự đấu đá trên thượng tầng lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang chuyển hướng thành thế trận tranh giành quyền lực giữa hai cánh lãnh đạo miền Bắc và miền Nam.

Dư luận cho rằng, chính Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng thường trực Bộ công an Cộng sản Việt Nam là người đang ủng hộ phe Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chạy đua ghế Tổng bí thư đảng, đã ra lệnh triệt hạ Giáo Hội Mennonite. Mục tiêu của Hưởng và phe Nguyễn Phú Trọng là dấy lên sự căm phẫn trong dư luận qua vụ triệt hạ Giáo Hội Mennonite để tạo thêm sức ép lên phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng.

Thượng tầng lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang hình thành hai thế lực gườm nhau: Đứng đầu phe cánh miền Nam gồm có Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Lê Thanh Hải; đứng đầu phe cánh miền Bắc gồm có Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa. Đây là nhóm lãnh đạo sẽ giữ vị trí chủ đạo trong Bộ chính trị kể từ sau đại hội XI.

Cả hai phe nhóm nói trên đều không có ưu thế vượt trội, cá mè một lứa, do đó mà họ cố tìm mọi cách để triệt hạ uy tín lẫn nhau qua những vụ án được dư luận chú ý gần đây như vụ một số dân biểu quốc hội đòi bãi nhiệm trách vụ Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng vì đã làm sụp đổ Tập đoàn đóng Tàu [Vinashin]; vụ dàn dựng bắt giữ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tại Sài Gòn; vụ quốc hội biểu quyết hủy bỏ đề nghị xây dựng đường xe lửa Bắc Nam của chính phủ; vụ 3000 trí thức ký tên vào Kiến nghị yêu cầu ngưng kế hoạch khai thác Bauxite sau vụ bùn đỏ tại Hung Gia Lợi.

Tất cả những vụ án nói trên, tuy có tạo những sức ép lên hai phe, nhất là đối với phe cánh miền Nam của Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đa số tạo những lùng bùng trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam hơn là đối với sức ép từ bên ngoài. Đòn triệt hạ hai cơ sở truyền giáo của Giáo Hội Mennonite mà Nguyễn Văn Hưởng ra tay chính là đổ trách nhiệm đàn áp tôn giáo lên phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng và Lê Hồng Anh.

Việc Nguyễn Văn Hưởng chọn thời điểm Trung ương đảng nhóm họp biểu quyết về thành phần ứng viên Trung ương đảng cho năm năm tới, và Trung ương đảng khóa X bầu chọn thử vị trí lãnh đạo các ghế Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội là cú đánh khá độc cho phe Nguyễn Tấn Dũng ngay trong mùa Giáng Sinh.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Giáo Hội Mennonite của Mục Sư Nguyễn Hồng Quang bị chọn tấn công vào thời điểm này?

Mục sư Nguyễn Hồng Quang và Giáo Hội Tin Lành Mennonite không chỉ phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh miền Nam mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng tại vùng Tây Nguyên. Trong số các Hội Thánh đang hoạt động tại Việt Nam, Giáo Hội Mennonite đuợc coi là Giáo Hội gần gũi nhất với số đông quần chúng cùng khổ, và là nơi nương tựa của bà con dân oan. Trong mối quan hệ đó, tiếng nói của Mục sư Nguyễn Hồng Quang và Giáo Hội Mennonite được các quốc gia Phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ và Gia Nã Đại quan tâm.

Theo dõi cách công an triệt hạ hai cơ sở của Giáo Hội Mennonite vào ngày 14 tháng 12 vừa qua và theo dõi những diễn biến của các vụ án trong năm 2010, chúng ta có thể nhìn thấy một điểm chung là các phe đã khai thác mọi thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau, kể cả việc sẵn sàng dính vào tội ác như đàn áp Giáo Hội Mennonite và bịt miệng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ để giành lấy quyền lực. Tuy phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Văn Hưởng tạo được hình ảnh đàn áp tôn giáo cho Nguyễn Tấn Dũng để gây thêm sức ép từ ngoài đảng, nhưng hành động triệt hạ Giáo Hội Mennonite vào ngày 14 tháng 12 vừa qua là hành động tự bắn vào chân của cả hai phe.

Trung Điền
Ngày 15/12/2010.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).