Hà Tĩnh: Cảnh sát cơ động đánh và cướp tài sản người dân giữa đêm khuya

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 30/09/2010

Hồi 12 h đêm 26/9/2010, giữa đêm khuya một nhóm cảnh sát cơ động gồm 6 người đi trên 3 xe máy đã tấn công một người dân tại xóm Tân Phú, xã Thạch Trung, Thị xã Hà Tĩnh.

Nạn nhân là anh Nguyễn Văn Điệp thuộc xã Thạch Trung, Thị xã Hà Tĩnh bị tấn công ngã xuống đường quốc lộ, một cảnh sát cơ động đã cầm chân kéo lê anh Điệp trên mặt đường vào lề đường.

Khi thấy điện thoại của nạn nhân rơi ra, cảnh sát cơ động này đã nhặt và bỏ ngay vào túi mình.

Dù giữa đêm khuya, nhưng khi nghe tiếng kêu, người dân Tân Phú đã đổ ra đường chứng kiến sự việc và vô cùng phẫn nộ trước việc đánh người và hành vi cướp tài sản người dân của nhóm 6 cảnh sát cơ động nói trên. Nhân dân đã vây xung quanh phản đối hành vi đánh người man rợ và cướp tài sản công dân. Khi dân chúng đổ ra đông, đám cảnh sát đã hoảng hốt bỏ chạy để lại ba chiếc xe máy biển số: 38B1 – 0521, 38B1 – 0546 và 38 A4-8307.

Người dân đã đưa nạn nhân đi cấp cứu và báo cho công an sự việc xảy ra. Một nhóm công an gồm có: Võ Công Sáng, phó công an xã, Nguyễn Trung Hiền, Đội trưởng Đội cảnh sát Điều tra tội phạm và trật tự xã hội, Diệp Xuân Quyền, cảnh sát giao thông đã đến nơi xảy ra sự việc. Ngoài ra còn có Trưởng Phòng cảnh sát cơ động đã đến hiện trường vụ đánh đập và cướp tài sản nhân dân.

Người dân yêu cầu lập biên bản, nhóm công an này đã phải lập đến lần thứ 5 người dân mới đồng ý nội dung văn bản. Trong quá trình lập biên bản, nhóm 6 cảnh sát cơ động nói trên đã bỏ chạy về TP Hà Tĩnh.

JPEG - 96 kb

JPEG - 78.9 kb

Chiều 29/9/2010, nạn nhân vẫn phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh với nhiều vết bầm tím trên cơ thể, bị choáng ngất.

Nhưng mấy ngày qua, phía công an Thành phố Hà Tĩnh chưa có bất cứ một thông báo nào với người dân về việc giải quyết sự việc. Có thể sự việc lại cho “Chìm xuồng” hoặc lại trò đổi nạn nhân thành thủ phạm.

Điều cần nói là thời gian gần đây, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động là nỗi kinh hoàng của người dân Hà Tĩnh. Lực lượng này ngày càng hoành hành bất chấp pháp luật với hành vi dã man.

Cũng tại đoạn Quốc lộ qua Tân Phú này, người dân đã chứng kiến xe ô tô cảnh sát cơ động đâm vào người dân và bỏ chạy, sự việc sau đó cũng đã bị cho chìm xuồng.

Nói riêng tại Hà Tĩnh, cũng cách đây chưa lâu, cảnh sát giao thông đã đạp hai người đi xe máy trên Quốc lộ 1A đoạn Kỳ Anh khiến nạn nhân lao vào xe tải chạy ngược chiều và tử nạn. Vụ việc này đã khiến hàng ngàn người dân đổ ra đường lật xe cảnh sát làm tắc nghẽn giao thông nhiều giờ. Thế nhưng sau đó vụ việc cũng bị cho chìm xuồng và một số người dân bị truy tố.

Chính những hành động bao che, khỏa lấp của chính quyền, công an qua những sự việc trên mà cảnh sát Hà Tĩnh ngày càng lộng hành, coi thường pháp luật và coi nạn nhân như cỏ rác, thậm chí còn cướp đoạt tài sản nạn nhân khi có điều kiện như các cảnh sát cơ động trong vụ việc 26/9/2010.

Lực lượng cảnh sát giao thông chỉ có rình cơ hội bắt chẹt kiếm tiền nhân dân, thậm chí bất chấp tất cả quy định pháp luật, trốn trong những chỗ kín đáo bắn tốc độ, dừng xe bất cứ ai dù không vi phạm bất cứ điều gì khi lưu hành trên đường. Cánh sát cơ động đi cả đoàn ban đêm rình trong mọi ngõ ngách với vũ khí trong tay, thẳng tay hành động khi cần thiết.

Một đoạn video lưu truyền trên mạng internet về cảnh sát đánh dân ngay trước mặt các quan chức chính quyền, báo chí… một cách ngang nhiên với hơn nửa triệu người xem đã thể hiện sự lộng hành của công an Hà Tĩnh như thế nào (http://www.youtube.com/watch?v=AIka…).

Cũng như vấn nạn của cả đất nước, một xã hội công an trị điển hình đang được thực thi tại Hà Tĩnh.

Nguồn: http://www.nuvuongcongly.net

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).