21 năm sau trận hải chiến Trường Sa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 19 tháng giêng năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Ngay ngày hôm sau, tổng thống Việt Nam Cộng Hoà lúc đó là ông Nguyễn Văn Thiệu, đã gửi thư đến nguyên thủ những quốc gia tham dự hiệp định Paris năm 1973 tố cáo việc lấn chiếm này, và yêu cầu những nước đó can thiệp, như tinh thần của hiệp định Paris đã nêu lên. Đồng thời chính phủ Việt Nam Cộng Hoà tung ra cuốn bạch thư, với đầy đủ chứng cớ lịch sử, xác định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tố cáo sự xâm lược của Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế. Trong khi đó thì các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn im lặng. Một thái độ được xem như mặc nhiên đồng tình với sự lấn chiếm của Trung Quốc như đã từng đồng tình qua bức công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958. Tận dụng thái độ đồng tình làm ngơ đó của Hà Nội, mười bốn năm sau khi chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm Trường Sa. Xem như đó là những hải đảo của họ bị Việt Nam tạm chiếm, mà họ phải thu hồi về, theo đúng tinh thần bức công hàm Phạm Văn Đồng. Trong đó, chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ lãnh hải của Trung Quốc bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trận hải chiến Trường Sa đã xẩy ra ngày 14-3-1988. Trong khi máu của các chiến sĩ Hải Quân Nhân Dân hoà cùng nước biển Đông để bảo vệ những hải đảo của tổ quốc, thì lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục giữ thái độ im lặng khiếp nhược trước kẻ thù xâm lược.

Trong bài bút ký nhan đề “Một Trang Sử Anh Hùng, Một Thời Kỳ Nhục Nhã”, gửi cho đài Chân Trời Mới vào mùa thu năm ngoái, một sĩ quan cao cấp của Hải Quân Nhân Dân đã từng tham dự trận hải chiến Trường Sa, qua bút hiệu Phạm Trung Trực, đã kể lại tình hình vô cùng căng thẳng tại vùng biển Trường Sa từ cuối năm 1986, với những vụ gây hấn, lấn chiếm của Trung Quốc, nhưng lãnh đạo Hà Nội vẫn một mực câm nín ra sao. Tác giả Phạm Trung Trực cho biết: “Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng. Đau đớn thay cho Tổ Quốc ta, chính vào thời điểm đó, trong lúc bọn bành trướng Bắc Kinh đã lộ rõ dã tâm xâm lược thì lãnh đạo đất nước với sự thao túng của Lê đức Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đang tìm cách bắt tay với lãnh đạo Trung Quốc để âm mưu thực hiện cái gọi là “Giải pháp đỏ” ở Căm pu Chia…”.

JPEG - 4.7 kb
Thiếu úy hải quân QĐND Trần Văn Phương và vợ. Hình chụp trước khi ra bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988.

Qua bút ký này, bên cạnh tình hình tổng quát, tác giả Phạm Trung Trực tường thuật một số chi tiết về trận Hải chiến Trường Sa, trong đó có đoạn cảm động như sau: “6 giờ ngày 14-3-1988, bọn Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Bọn Trung Quốc dựa vào thế quân đông tiến đến giật cờ ta. Lập tức thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng xông lên giành lại cờ.” Trần Văn Phương đã hô to ’Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng. Tổ quốc Việt Nam muôn năm’”.

Tác giả Phạm Trung Trực đã sót sa tự hỏi rằng, không hiểu những người lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội có nghe được những tiếng hô thống thiết đó hay không. Với những gì đã diễn ra từ 21 năm qua, một điều có thể khẳng định được là, sự hy sinh của 64 chiến sĩ Hải Quân Nhân Dân ở Trường Sa năm 1988, cũng như của hàng chục ngàn chiến sĩ Việt Nam ở biên giới phía bắc trước đó, đều đã bị lãnh đạo cộng sản phản bội qua những hiệp ước trên đất liền và trên biển mà Hà Nội đã ký kết, dâng nạp thêm cho Bắc Kinh những phần đất phần biển khác của Tổ Quốc. Năm ngoái, khi viết bút ký về trận hải chiến Trường Sa, tác giả Phạm Trung Trực đã ghi lại nỗi niềm cay đắng, có lẽ là của toàn thể dân tộc Việt Nam, như sau: “Thật kỳ lạ, đúng 20 năm sau, lịch sử lại lập lại một trang bi thảm trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Năm 2008 này, khi nhân dân ta, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, sinh viên biểu tình tỏ thái độ phản đối bọn Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa – Trường Sa thì lãnh đạo Đảng vẫn như vô cảm, thậm chí còn cho công an đàn áp dã man, bắt bỏ tù nhiều thanh niên yêu nước dám hy sinh vì Tổ quốc thân yêu”.

Hai mươi mốt năm đã trôi qua, nhưng những tiếng hô thống thiết của Thiếu úy Trần Văn Phương năm nào ở vùng biển Trường Sa như vẫn còn vang vọng đâu đây, nhắc nhở mọi người Việt Nam, đặc biệt là các chiến sĩ trong Quân Đội Nhân Dân, về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc của con dân nước Việt, chứ không bảo vệ cái đảng đã và đang phản bội lại sự hy sinh của các chiến sĩ đã nằm xuống trên các tuyến đầu của tổ quốc trong sứ mạng bảo toàn lãnh thổ của cha Việt Nam để lại.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.