Chuyện nghĩa trang…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thoạt nghĩ, bệnh viện là nơi con người gần gũi với cái chết nhất, nhưng cũng bệnh viện, là nơi con người đánh nhau với thần chết quyết liệt nhất để giành lại sự sống cho chính mình với sự trợ giúp của y học tân tiến nhất!

Tuy vậy, đôi khi con người vẫn phải chịu khuất phục thần chết, khi lưỡi hái của tử thần đến bất chợt, không thể tránh, như trong những va chạm cãi vã xung đột gây thương vong hay tai nạn giao thông chết người.

Và cũng có những trường hợp con người tìm đến thần chết vì hoang mang hay vì một mục đích cao cả nào đó, bất kể hoàn cảnh cuộc sống như thế nào, như ông Fidel Castro Diaz – Balart, con trai nhà độc tài Fidel Castro, là một nhà vật lý học đã tự vẫn vì trầm cảm; hay như những thanh niên Tây Tạng đã quyết định thiêu sống thân mình làm ngọn đuốc đòi Tự Do dân chủ cho đất nước họ.

Ngoài các trường hợp bị chết bất chợt hay tự vẫn, tự thiêu như trên, con người thường tham sống sợ chết. Những người có chức có quyền, có của cải, lại càng tham luyến cuộc đời. Ngay cả khi lâm bệnh, họ luôn tìm đến những bệnh viện nổi tiếng trên thế giới, và nhờ y học tân tiến hiện đại can thiệp, họ thường từ chối chữa trị trong nước. Trong cuộc sống, họ nghĩ đến những chiếc xe đắt giá, tránh nghĩ đến những cỗ quan tài nạm kim nhũ. Họ nhìn ngắm những lô đất đắc địa để xây biệt phủ, không nghĩ đến vuông đất khiêm tốn đều đặn ở nghĩa trang. Đây là cách sống và tâm trạng của các quan chức VN hiện tại. Họ tham sống và sợ chết!

Thế nhưng, Thủ tướng csvn Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt Quy hoạch xây dựng nghĩa trang Yên Trung rộng 120 ha, dành cho cán bộ cao cấp của đảng và người phối ngẫu, các anh hùng, danh nhân của đất nước, với kinh phí lên đến 1400 tỷ đồng.

Phê duyệt này khiến mọi người giận dữ. Ông Phúc không biết nợ công đã ngập đầu, ngân sácch quốc gia đã khánh kiệt? Không nghe tiếng dân oan không nhà không cửa rên xiết ngay trước cửa dinh của ông? Không biết những người lính bộ đội hy sinh trong trận biên giới phía bắc năm 79 vẫn còn bị mồ hoang mả lạnh?… và có thể nào ông Phúc biết đất nước kiệt quệ dân tình ta thán như thế, mà vẫn cố phê duyệt xây nghĩa trang nghìn tỷ cho cán bộ cao cấp?

Đề nghị xây nghĩa trang cho quan chức cao cấp được Ông Nguyễn tấn Dũng đưa ra vào năm 2013, thời ông Dũng cực thịnh về quyền lực và tiền bạc. Nhưng thời ông Phúc, hàng loạt những tham nhũng từ các công ty lớn nhỏ của nhóm ông Dũng bị phanh phui, gây thất thoát hàng tỷ đồng, kéo theo dây chuyền các ngân hàng bị phá sản, nợ công ngập đầu, ngân sách thiếu hụt trầm trọng. Lẽ ra ông Phúc phải bác bỏ và chỉ trích kẻ đưa ra cái đề nghị xây nghĩa trang xuẩn ngốc và ngạo mạn ấy mới phải. Tại sao ông Phúc lại phê duyệt?

Thử nhìn lại nội tình đảng cộng sản VN.

Từ khi ông Trọng hô hào chống tham nhũng với cái lò đốt tham nhũng nổi tiếng củi to, củi tươi cũng đều cháy rụm, thì nội tình đảng cộng sản đã chia năm xẻ bảy, không chỉ là phe ông Dũng, ông Trọng mà còn có phe ông Phúc, ông Quang, phe tướng này tá nọ.

Những quan chức bị tố vì tham nhũng đã rất hiểu cái sắt máu của đảng, nên rất sợ chết. Họ không nghĩ đến nghĩa trang, họ nghĩ đến căn nhà an toàn ở đâu đó trên thế giới mà họ có thể đi tới. Họ muốn sống như Trịnh Xuân Thanh, như Vũ Nhôm, nhưng cả hai đã bị bắt lại. Những kẻ không thể trốn, như Đinh la Thăng, đành thúc thủ nhưng muốn sống, rất sợ chết nhất là sợ làm ma trong tù.

Với nội tình ảm đạm này, việc đảng tan đàn xẻ nghé, và vỡ đảng là chuyện đang xảy ra, có thể với tốc độ nhanh hơn trong thời gian tới. Quan chức lớn nhỏ rùng rùng bỏ đi tìm bãi đáp an toàn ở nước ngoài.

Vậy việc phê duyệt xây nghĩa trang nghìn tỷ trong hoàn cảnh đất nước quẫn bách, giẫy chết chỉ có thể là quân bài cuối cùng nhằm giữ đảng, cố níu kéo các quan chức bất mãn đang có ý định bỏ đảng hoặc tìm cách trốn đi.

Thông điệp “nghĩa trang” rất rõ ràng: “Ở lại với đảng thì có tất cả, sống có biệt phủ, chết xuống âm ty, vợ chồng vẫn ở bên nhau, cũng xênh xang áo mão, mồ mả cao sang. Còn bỏ đảng thì mất tất cả. Sống thì bị vô lò, chết thì làm ma vất vưởng, cấm cửa không được bén mảng đến Ba Vì!

Giải pháp nghĩa trang có lẽ là mồi nhử sau cùng, vì thế ít chất đe dọa, đầy tính nhân văn, đảng luôn xuống nước ở những giờ phút thập tử nhất sinh.

Số phận của đảng đang tùy thuộc vào sức hút của nghĩa trang. Nghĩa trang hút mạnh hay yếu, sau cùng thì toàn đảng cộng sản cũng nằm ở nghĩa trang.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.