Tranh cãi về một nhân vật ‘thăng tiến nhanh’ ở Bộ Công Thương CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Vũ Hùng Sơn (34 tuổi) vừa được bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ Đạo 389 Quốc Gia. Năm 2015, khi mới 31 tuổi, ông Sơn là thư ký cho ông Vũ Huy Hoàng – người đã bị cách chức bộ trưởng Bộ Công Thương.

Theo báo Lao Động, ông Sơn xuất thân trong một gia đình và dòng họ kinh doanh vàng bạc nổi tiếng ở Hà Nội, là con ông Vũ Mạnh Hải, có cửa hàng kinh doanh vàng bạc có tiếng là Bảo Tín Mạnh Hải, và là cháu của ông Vũ Minh Châu, chủ Tập Đoàn Vàng Bạc Đá Quý Bảo Tín Minh Châu. Ông Sơn còn là chủ Sơn Tùng Auto, công ty chuyên nhập cảng xe sang nổi tiếng ở Hà Nội.

Theo báo Tuổi Trẻ, việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Vũ Hùng Sơn làm phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Chống Buôn Lậu, Gian Lận Thương Mại và Hàng Giả (Ban Chỉ Đạo 389 Quốc Gia) đang được dư luận quan tâm suốt mấy ngày nay.

Trước đó, ông được biết đến là cán bộ được bổ nhiệm thần tốc khi chỉ trong tám tháng liên tục thay đổi vị trí công tác trong Bộ Công Thương.

Cụ thể, từ đầu Tháng Hai, 2015, ông Sơn trúng tuyển vào vị trí giám đốc Trung Tâm Thông Tin Công Nghiệp và Thương Mại thuộc Bộ Công Thương.

Sáu tháng sau, ông Sơn tiếp tục được bổ nhiệm làm thư ký của cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Và đến Tháng Mười, 2015, ông được giao phụ trách Văn Phòng Bộ Công Thương khi khuyết vị trí chánh văn phòng.

Theo báo VNEconomy, đầu năm 2016, thời điểm ông Hoàng bị thất thế, ông Sơn bị hủy bỏ quyết định bổ nhiệm làm chánh văn phòng Bộ Công Thương, theo kết luận của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương.

Nhưng đến đầu năm 2018, người ta lại thấy ông Sơn đã có hàm phó vụ trưởng, được bổ nhiệm làm phó cục trưởng Cục Quản Lý Thị Trường thuộc Bộ Công Thương, rồi bây giờ thành “cán bộ được biệt phái” về Ban Chỉ Đạo 389 Quốc Gia. Ông được hưởng phụ cấp tương đương phó tổng cục trưởng.

Tuy gia thế không phải “là con đồng chí nào” nhưng đường quan lộ của ông Sơn được cho là “có vàng là có chức.”

Báo VietNamNet dẫn lời ông Đàm Thanh Thế, chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ Đạo 389 Quốc Gia: “Theo quy định của chính phủ và quyết định của Trưởng Chỉ Đạo 389 Quốc Gia, có năm bộ, ngành phải cử cán bộ lãnh đạo biệt phái sang làm nhiệm vụ phó chánh văn phòng, trong đó Bộ Công Thương cử ông Sơn, lãnh đạo cấp cục của Cục Quản Lý Thị Trường. Hồi cuối năm 2017, các cán bộ biệt phái sang làm nhiệm vụ tại văn phòng thường trực đã hết nhiệm kỳ ba năm nên theo quy định, các bộ (Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An CSVN) phải cử cán bộ biệt phái mới.”

Cùng thời điểm, báo Nhà Đầu Tư tường thuật: Ông Vũ Hùng Sơn sở hữu cổ phần lớn tại Bảo Tín Mạnh Hải – doanh nghiệp “anh em” với Bảo Tín Minh Châu của doanh nhân Vũ Minh Châu. Gia đình ông Vũ Hùng Sơn còn sở hữu một doanh nghiệp rất lớn khác là Công Ty Cổ Phần Bảo Tín Sơn Tùng, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng (hơn $8.7 triệu).”

Trước đó, ông Sơn trả lời phỏng vấn của báo Dân Việt: “Thực ra nói đúng là chỉ có mẹ và bác tôi làm kinh doanh vàng, tôi nghĩ cũng phải rõ ràng vấn đề này, bác là bác, cháu là cháu. Một số quan điểm cứ gán tôi với thương hiệu Bảo Tín Minh Châu của bác tôi là chưa chính xác. Thực tế, thương hiệu Bảo tín Mạnh Hải cũng là của mẹ tôi chứ bố tôi không tham gia và cá nhân tôi cũng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vàng là chính, còn xe hơi thì khi đó tôi cũng chỉ tham gia vào lĩnh vực của gia đình thôi.”

“Tôi chỉ nghĩ là mình còn trẻ, tậm tâm tận tụy, còn không biết các lãnh đạo có hài lòng hay không. Tôi cũng không thấy các bác chê trực tiếp, có thể các bác thấy mặt được, mặt chưa được, không thể nào mình nói hoàn toàn là được vì đó là suy nghĩ của cá nhân mình. Tất nhiên, tôi cũng luôn mong muốn cống hiến ở lĩnh vực khác đã được đảng, tổ chức phân công nên trên tinh thần trách nhiệm thì tôi sẽ làm hết sức mình còn làm được tới đâu thì do mọi người xung quanh đánh giá,” ông Sơn được trích lời nói.

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…