Cần loại ngay từ “thu giá” ra khỏi ngôn ngữ nói và viết

Trạm thu phí BOT Bến Lức nay trở thành Trạm "thu giá" Bến Lức. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa qua, các trạm thu phí BOT đồng loạt đổi thành trạm thu giá. Đây là từ do Bộ Giao thông Vận tải mới “sáng tạo” ra gây nên sự phản ứng dữ dội trên công luận và trong dư luận.

Tại sao lại đổi thu phí thành thu giá? Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, người có công sáng tạo ra từ “thu giá” giải thích như sau:

“BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước”.

Xin hỏi ông: ông căn cứ vào đâu để nói, phí là của nhà nước, còn giá là của doanh nghiệp? Ông giải thích thế nào khi phí chợ, phí giữ xe, phí đường làng, phí đi vệ sinh… do doanh nghiệp hay tư nhân đang thu vẫn dùng từ “phí”.

Ông Thể giải thích tiếp: “Từ khi chuyển qua giá thì sẽ giảm giá, giảm để cân đối được phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm.”

Ông Thể không nói “sẽ thay đổi” mà nói “sẽ giảm giá”. Với cách nói này, có vẻ như ông lập lờ để mọi người tưởng đến cái lợi của việc dùng chữ “giá”: khi chuyển sang “giá” sẽ tốt cho người sử dụng dịch vụ, chỉ có giảm chứ không có tăng? Ông có khẳng định được điều này không? Nếu doanh nghiệp tăng “giá” thì ông có chịu trách nhiệm với lời nói của mình không? Tại sao đổi “phí” thành “giá” thì giảm được còn nếu không đổi thì không giảm được.

Còn việc thay đổi mức thu nhanh hay chậm là do cơ chế quản lý. Linh động hay không là do cơ chế, ở đây là cơ chế quản lý phí, chứ không phải đổi chữ “phí” thành “giá” mà linh động đươc. Cũng như con người đầu óc tối tăm, có đổi tên thành Thông Minh thì cũng không sáng láng ra được. Chỉ thay tên gọi của một loại phí mà đem lại kết quả tốt hơn, điều đó chỉ có trong tư duy của ông Thể.

Trước dư luận cho rằng, Bộ GTVT đang đánh tráo khái niệm “thu phí” thành “thu giá”, ông Thể  khẳng định: “Không phải do bộ quy định mà do nghị định của Chính phủ quy định. Ví dụ, sản phẩm sản xuất nhà máy thì họ ấn định giá bán, và BOT là 1 sản phẩm của DN…”.

Hình như ông càng nói càng bí, càng bí càng nói ẩu. Ông dựa vào chữ “ấn định giá” để bao biện cho chữ “thu giá” của ông. Khi một sản phẩm làm ra thì đương nhiên phải định giá trước khi đưa ra thị trường. Khi bán thì người ta thu tiền theo giá bán, chứ người ta không gọi là thu giá bao giờ. Điều này là một thực tế, từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân cho đến bà bán rau ngoài chợ.

Phải chăng Bộ GTVT cho rằng, dùng chữ “phí” thì nó mang tính tùy tiện, dễ gây phản ứng, còn chứ “giá” nó thật hơn, đúng hơn. Thực ra, chữ “phí” hay chữ “giá”, bản thân nó không xấu, nó không có lỗi mà chỉ con người vận dụng nó có lỗi mà thôi. Nếu phí tính hợp lý thì vẫn chấp nhận được, còn nói “giá” cũng chẳng loại trừ được việc doanh nghiệp cố tình đưa ra “giá đểu”.

Sau hết thì dù biện luận, giải thích kiểu gì cũng không thể dùng chữ “thu giá” vì nó vô nghĩa, trái với ngôn ngữ và cách nói của người Việt.

Từ điển định nghĩa: “Phí là khoản tiền trả cho một dịch vụ nào đó”, không hề phân biệt dịch vụ do nhà nước quản lý hay do doanh nghiệp quản lý. Vì vậy, trạm thu tiền đặt trên đường BOT gọi là trạm thu phí như từ trước đến nay vẫn dùng là đúng.

Chữ “thu” và chữ “giá” đều là những từ ngữ quen thuộc nhưng khi ghép chúng lại với nhau lại trở thành vô nghĩa.

Có cái gì đó lươn lẹo, trí trá trong việc đổi “thu phí” thành “thu giá”. Facebooker Phạm Lưu Vũ phẫn nộ: “THU GIÁ” là chữ của bọn móc túi đại lưu manh, đại mất dạy và vô cùng thất đức ở bộ GTVT và bộ Tài chính. Đó là sự ngang nhiên thách thức lương tri, trí tuệ của cả thời đại. Chúng thừa biết không đánh lừa được ai, mà vẫn ngang ngược đánh lừa, thì cổ kim không kẻ đại bịp nào dám làm điều tương tự. Đó là sự trắng trợn, hỗn láo với cả Trời, Người và Quỷ thần”.

Việc tạo ra và sử dụng chữ “thu giá” của Bộ GTVT, ngôn ngữ Việt không thể chấp nhận được. Nó nhạo báng ngôn ngữ Việt, phá hoại sự trong sáng của Tiếng Việt. Yêu cầu các cơ quan chức năng loại ngay chữ “thu giá” ra khỏi ngôn ngữ nói và viết.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.