Bài học của số đông

Tài xế phản đối việc BOT đặt sai trạm và bị thu phí vô lý, trong đó có BOT Cai Lậy.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ năm 2011, các dự án BOT có đặt trạm thu phí được giăng ra trên toàn quốc, từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Đây là dự án được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) dưới thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng đã khuấy động cả nước, với chủ trương phát triển đồng thời nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, dĩ nhiên là nhằm phục vụ lợi ích nhân dân.

Chỉ sau một thời gian thực hiện và đưa vào thu phí, BOT bị chính những người trực tiếp đóng phí là anh em tài xế và chủ xe phản ứng mãnh liệt bằng mọi hình thức. Sự phản kháng này được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ vì sự kiện thu phí BOT tràn lan chẳng những va chạm đến giới tài xế mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Mọi người nhận thấy đây chỉ là một hình thức bóc lột mới mà sự cấu kết giữa các chính quyền địa phương và nhà đầu tư cánh hẩu. Họ nhằm mục đích đen tối là móc túi người dân một cách hợp pháp. Hầu hết các dự án BOT đều thực hiện qua loa và cố tình đặt sai vị trí để hốt bạc hàng chục năm sau.

Sau vụ BOT Cai Lậy trở thành điểm nóng, Bộ GTVT hầu như không đưa ra được một biện pháp giải quyết nào ngoài tiếp tục thu phí. Sự cố lỳ của bộ này chẳng qua là sách lược chung của nhà cầm quyền CSVN, phớt lờ mọi phản ứng của người dân như đã từng thấy trước đây.

Bỗng nhiên hôm 22 tháng 5, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể tuyên bố với báo chí bên lề cuộc họp Quốc hội kỳ 5 rằng, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định đổi tên gọi trạm thu phí thành “trạm thu giá”. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải việc đổi tên này là vì “BOT là sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của nhà nước” và coi đó như một cách giải quyết mà không giải quyết gì.

Một lần nữa, Bộ GTVT và cá nhân Bộ trưởng Thể trở thành cái bia cho dư luận xã hội thẳng tay phê phán. Sự lươn lẹo trong ngôn ngữ của Bộ trưởng Thể không lừa gạt được ai. Gần như tất cả phản biện trên mạng xã hội trong và ngoài nước đều chỉ ra “thu giá” là một từ hoàn toàn vô nghĩa. Chẳng những vậy nó còn thiếu tính pháp lý minh bạch để đưa vào một văn bản thi hành. Vì sự sai lầm căn bản của hệ thống BOT là việc cố tình đặt sai vị trí để “lùa cá vào rọ” điển hình như BOT Cai Lậy, chứ không phải vấn đề thu phí hay thu giá. Thế nhưng Bộ GTVT lờ đi không giải quyết lại dùng ngôn từ huyễn hoặc hòng qua mặt người dân.

Trước chỉ trích quyết liệt của dư luận, một tuần lễ sau, Bộ GTVT phải thừa nhận tên gọi “Thu giá” ở các trạm thu phí BOT đã gây bất bình trong dư luận gần đây là đúng và nó cần được sửa đổi. Sự rút lui của Bộ GTVT nói lên điều gì?

Thứ nhất, so với các vụ khác, từ thu phí đổi sang “thu giá” cho thấy sự lúng túng của chế độ mà trong thời gian qua đã phạm phải nhiều sai lầm trong vấn đề thuế, phí như áp dụng thuế bảo vệ môi trường khiến xăng lên giá 4000/lít. Lúng túng nhưng vẫn ngoan cố tìm đủ mọi cách để tiếp tục làm sai và phô trương quyền lực. Nhưng do những khuynh loát của nhóm lợi ích mà chính quyền dựa vào không thể đối chọi lại dư luận người dân nên cuối cùng họ phải rút lui.

Thứ hai, tuy nhiên ta phải nhớ đây chỉ là sự thay đổi bắt buộc một tên gọi, nhưng bản chất của vấn đề BOT không hề thay đổi. Chế độ chưa thua cuộc, chưa tỏ ra có thiện chí giải quyết vấn đề BOT mà họ chỉ tìm cách tráo trở để “móc túi” người dân. Không móc túi, không bóc lột thì không thể sống phè phỡn trong khi ngân sách thu hàng năm luôn trong tình trạng thiếu hụt. Chế độ độc tài chỉ còn con đường duy nhất là đè đầu cưỡi cổ người dân để tìm cách ăn bám, hầu có thể nuôi sống bộ máy bạo lực và làm giàu trên sự tụt hậu của đất nước.

Cuối cùng, ít ra qua vụ THU GIÁ này, người ta cũng thấy rõ sức mạnh của số đông và đây là nền tảng đấu tranh để đạt đến thắng lợi. Khi người dân quy tụ được số đông, những cuộc đấu tranh đòi quyền sống căn bản nhất buộc các chế độ độc tài nhượng bộ hoặc đi tới chỗ tự tan rã. Theo bản tin mới đây của BBC, một trường hợp đấu tranh bảo vệ môi trường kéo dài hơn 20 năm với những cuộc biểu tình đông hàng chục ngàn người của người dân bang Tamil Nadu ở miền Nam Ấn Độ cuối cùng đã thành công. Ngày 22 tháng 5 vừa qua, nhà máy luyện đồng Sterlite buộc phải đóng cửa sau khi nhiều lần “nói dối” người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường.

Sự thoái lui và bãi bỏ “thu giá” là một thắng lợi của bài học Đấu Tranh Bất Bạo Động mà người dân Việt cần khai thác triệt để. Nó không quá khó để thực hiện khi cần bảo vệ quyền lợi tập thể bị chế độ tước đoạt. Nó cũng sẽ cho phép người dân tin tưởng vào sức mạnh chính nghĩa của mình trước bạo lực độc tài.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.