Giá dịch vụ đào tạo: Không chỉ là câu chữ

Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa đề xuất đổi từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Câu chuyện các trạm BOT đổi từ “thu phí” sang “thu giá” chưa kịp nguội thì từ nghị trường cho đến báo chí lại sôi lên với đề xuất của Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đổi “học phí”  thành “giá dịch vụ đào tạo”.

Tuy nhiên, ẩn sau phía sau đề xuất ngô nghê về mặt ngôn ngữ này là một vấn đề lớn hơn, đáng bàn cãi hơn: Chuyển gánh nặng của những dịch vụ công thiết yếu như giáo dục và y tế từ nhà nước sang người dân.

Một cách nôm na, từ đây trở đi người dân phải trả nhiều tiền hơn để con em được học hành, để bản thân và gia đình được chăm sóc y tế.

Và đây không chỉ là ý tưởng riêng biệt của bộ này bộ nọ, mà là chủ trương chung của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một nghị quyết được ban hành từ Hội nghị Trung ương 6, tháng 10 năm 2017.

Theo đó, mục tiêu được Trung ương Đảng CSVN đặt ra là từ giờ tới năm 2021 phải “hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với một số lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục – đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.”[1]

Có 3 điểm đáng bàn cãi ở đây:

Một là, tuyệt đại đa số những nước theo đường lối tư bản chủ nghĩa  – nơi mà, theo những người cộng sản, nhân dân lao động bị bóc lột bởi các ông chủ tư sản – chẳng có nước nào bắt người dân phải chịu đủ mọi chi phí vận hành trường học, bệnh viện, cộng thêm khấu hao tài sản như vậy cả. Thật trớ trêu khi một nhà nước xưng danh xã hội chủ nghĩa mà lại đẩy mọi gánh nặng giáo dục, y tế lên vai người dân như thế.

Hai là, chẳng thà nhà nước Việt Nam theo đuổi mô hình chính quyền tối thiểu, để mặc công dân tự lo chuyện giáo dục, y tế thì phần nào đó còn có thể chấp nhận được (dù mô hình này chưa ghi nhận thành công ở bất kỳ đâu). Tuy nhiên người dân Việt Nam lại “gánh” thuế và phí trên GDP gấp 1,4 – 3 lần quốc gia khác, thì câu hỏi đặt ra là chính quyền thu lượng thuế, phí khổng lồ ấy để làm gì mà không lo cho giáo dục và y tế của nước nhà.[2]

Cuối cùng, nghiêm trọng hơn, trong khi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự lãng phí khổng lồ trong việc duy trì các hội đoàn nhà nước trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, thì lẽ ra việc cắt giảm đầu tiên phải nhắm tới khối ăn hại này, hơn là các dịch vụ công thiết yếu cho người dân như giáo dục và y tế. Chừng nào mà các hội đoàn này còn tồn tại và tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm, trong khi ngân sách chi cho giáo dục và y tế bị cắt giảm, chừng đó những người nắm quyền ở Việt Nam còn cho thấy chưa bao giờ họ coi chất lượng cuộc sống của người dân là ưu tiên hàng đâu – như nó nên là.[3]

Nguồn: RFA

[1] http://baochinhphu.vn/Thoi-su/Nghi-quyet-Trung-uong-6-ve-doi-moi-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-don-vi-su-nghiep-cong-lap/320253.vgp

[2] https://vov.vn/kinh-te/dan-viet-nam-ganh-thue-va-phi-tren-gdp-gap-14-3-lan-quoc-gia-khac-689619.vov

[3] https://tuoitre.vn/tong-chi-phi-cho-cac-hoi-len-toi-68000-ti-dong-1133212.htm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.