Ông Nguyễn Phú Trọng đặt quyền lợi của đảng trước dân tộc

Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 17/6/2018 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh với cử tri Hà Nội rằng Luật an ninh mạng giúp bảo vệ chế độ của ông, sau đó mới nhắc đến việc bảo vệ an ninh quốc gia.

Tại sao lại như vậy?

Đây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra những phát biểu mà trong đó ông đặt tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam lên trên dân tộc Việt Nam. Vào năm 2013, cũng trong một dịp tiếp xúc với cử tri tại Hà Nội, ông đã nói rằng Hiến pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau cương lĩnh của Đảng Cộng sản.

Phát biểu này gặp nhiều chỉ trích của các nhân sĩ trí thức lúc đấy đang vận động cho một bảng hiến pháp đa nguyên cho Việt Nam. Một trong 72 nhân sĩ ký tên cho cuộc vận động lúc đó là nhà văn Phạm Đình Trọng.

“Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được.

Đây là cái nhận thức của ông ấy, chứ không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước vô pháp luật.”

Ngay sau khi báo chí trong nước loan tải về phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm cách liên lạc với Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, để tìm kiếm lời giải thích nhưng không liên lạc được. Ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu Đảng Cộng sản nhưng cũng là đại biểu Quốc hội, cơ quan gồm gần 500 thành viên với tuyệt đại đa số đảng viên cộng sản, đã thông qua luật an ninh mạng ngày 12/6.

Trong bản tin của báo Tuổi Trẻ tại Sài Gòn ngày 17/6/2018, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như sau:

Có những thành phần sử dụng Internet kích động biểu tình, gây rối, lật đổ chính quyền. Chúng ta cần luật này bảo vệ chế độ này, không để muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi.

Ông cũng cho rằng chống chế độ thì mất nước, mất chế độ, không thể chấp nhận được, và phải có luật để bảo vệ an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ quyền công dân.

Tuy nhiên đã có nhiều chỉ trích cho rằng luật an ninh mạng lại xâm phạm đến quyền công dân khi trao cho cơ quan công an quá nhiều quyền hành, kiểm soát lời ăn tiếng nói của người dân trên mạng, thu thập thông tin cá nhân của người dùng internet mà không cần lệnh của tòa án.

Nhà báo Chu Vĩnh Hải, hiện sống ở Vũng Tàu nhận xét khái niệm an ninh quốc gia của những người cộng sản như sau:

Trong những nội dung an ninh quốc gia mà họ quan niệm thì có một quan niệm rằng khi những lợi ích của đảng cầm quyền, của chính quyền bị xâm phạm thì đó là xâm phạm lợi ích và an ninh quốc gia.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, một người hoạt động bất đồng chính kiến ở Sài Gòn, từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thích với RFA rằng những phát biểu của ông Trọng, và có thể là một vài lãnh đạo cộng sản khác nữa có nguồn gốc từ ý thức hệ của họ:

“Trong ý thức hệ cộng sản thì ý thức hệ là trên hết, sau đó mới là dân tộc, và suy ra đảng là trên hết, sau đó mới đến dân tộc và nhân dân. Lý do thứ hai là nếu như hồi năm 2011 nổ ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ông Trọng đã phải nhận định về sự tồn vong của chế độ, lo lắng về sự tồn vong của chế độ, ông dùng cái cụm từ đó. Bây giờ ông ta hoảng sợ, chỉ nghĩ đến chế độ thôi. Bảo vệ chế độ và an ninh quốc gia, trong não trạng của những người cầm quyền thì hai cái đó là một, lấy cái này hổ trợ cái kia, lấy cái này làm cái cớ để thực hiện cái kia.”

Ngay trước khi luật an ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12/6, liên tục trong các ngày 10,11, tháng sáu những cuộc biểu tình lớn của hàng ngàn người dân Việt Nam đã nổ ra trên cả nước chống dự luật ba đặc khu, vì lo ngại đến an ninh quốc gia.

Sau khi luật an ninh mạng được thông qua, hai chuyên gia kinh tế mà đài RFA tiếp xúc tỏ ra rất lo ngại rằng an ninh quốc gia của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì dưới sức ép của luật an ninh mạng các công ty phương Tây có thể rút đi, nhường chỗ cho các công ty Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy cho biết rằng hiện người dùng Việt Nam đã bắt đầu sử dụng các điện thoại do Trung Quốc sản xuất như Hoa Vi, ZTE, trong khi đó các điện thoại này đã bị Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cấm bán trong khuôn viên của cơ quan này vào đầu tháng 5/2018 vì lo ngại là Bắc Kinh có thể thiết kế những chi tiết kỹ thuật để nghe lén.

Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long từ Hoa Kỳ cho rằng Luật An ninh mạng sẽ làm mất tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam bởi vì thay vì lắng nghe tiếng nói của người dân, lại đi bịt miệng họ bằng đạo luật này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.