Người Trung Quốc đã cắm chốt và đang tung hoành ở Cửa Việt – Quảng Trị?

Vị trí của doanh nghiệp Trung Quốc tại Cửa Việt trên bản đồ. Ảnh: Lê Anh Hùng
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Như chúng tôi từng cảnh báo, chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc trong kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại là từng bước hình thành nhiều gọng kìm nhằm bủa vây và siết chặt dải đất hình chữ S từ mọi hướng: biên giới phía bắc, biên giới Lào – Việt, biên giới Campuchia – Việt Nam, vùng biển Tây Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam.

Trong tương lai, khi một cuộc chiến khó tránh khỏi giữa Hà Nội và Bắc Kinh xẩy ra, tiếng súng của quân xâm lược sẽ không chỉ nổ trên phòng tuyến biên giới phía bắc, giống như từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 trở về trước, mà Việt Nam sẽ rơi vào cảnh “tứ bề thọ địch” theo đúng nghĩa đen của cụm từ này.

Lúc đó, quân Trung Quốc sẽ tiến đánh Việt Nam từ biên giới phía Bắc, từ biên giới Lào – Việt (đội quân nằm vùng dọc biên giới Lào – Việt hoặc từ Vân Nam kéo sang), từ biên giới Campuchia – Việt Nam (đội quân nằm vùng dọc biên giới Campuchia – Việt Nam), vùng biển Tây Nam (căn cứ quân sự của Trung Quốc nằm bên bờ biển Campuchia nhìn ra Vịnh Thái Lan, nơi Bắc Kinh đã thuê 90km chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm), Biển Đông (các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cùng hàng loạt tàu sân bay, tàu chiến, tàu ngầm khác) và vùng duyên hải Việt Nam (các căn cứ quân sự đội lốt “dự án kinh tế” mà Bắc Kinh đã thiết lập dọc theo bờ biển Việt Nam).

Các mũi tấn công này sẽ khiến Việt Nam bị chia cắt thành nhiều phần khi các gọng kìm đánh từ ngoài Biển Đông vào hợp lực với các gọng kìm đánh từ Lào và Campuchia sang. Một khi bị chia cắt tại nhiều nơi như vậy, thế trận liên phòng giữa các vùng miền của Việt Nam sẽ nhanh chóng bị phá vỡ và tê liệt, giúp Bắc Kinh dễ dàng làm chủ toàn bộ chiến trường.

Kế sách “đánh mà thắng” như trên thực ra mới chỉ là “kế trung sách” của các bộ óc Đại Hán. “Kế thượng sách” mà các ông chủ Trung Nam Hải nhắm đến là “không đánh mà thắng”. Với một thế trận bị các gọng kìm quân sự bủa vây và siết chặt tứ bề như vậy thì Việt Nam làm sao có thể “cựa quậy” nổi, ấy là chưa kể vô số những quả “bom nổ chậm” đang chờ “kích hoạt” tại hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia từ Bắc chí Nam trong đó doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu tới 90% số dự án, tức là đảm trách toàn bộ từ thiết kế đến thi công.

Theo chiến lược trên, Bắc Kinh sẽ đặc biệt chú ý đến các cửa sông đổ ra Biển Đông của Việt Nam. Các cửa sông này sẽ giúp tàu chiến Trung Quốc cùng các loại vũ khí hạng nặng và quân lính nhanh chóng tiến sâu vào nội địa đối phương, và việc kiểm soát các con sông sẽ giúp Trung Quốc dễ bề hiện thực hoá mưu đồ chia cắt Việt Nam thành nhiều phần. Sông Thạch Hãn đổ ra Biển Đông ở Cửa Việt là một trong số không nhiều những con sông như vậy.

Hơn hai năm trước, chúng tôi đã lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đang lập một căn cứ sát nách cảng Cửa Việt thông qua thủ đoạn núp bóng người Việt để thâu tóm một doanh nghiệp thuỷ sản địa phương – đó là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (xem bài “Báo động: Người Trung Quốc đã lập căn cứ sát nách Cửa Việt – Quảng Trị” trên VOA ngày 29/5/2016).

Sau khi bài báo được đăng, hoạt động xây dựng của dự án đã tạm dừng trong mấy tháng, khiến chúng tôi ngỡ là dự án sẽ bị huỷ bỏ. Tuy nhiên, trong lần trở lại Cửa Việt mới đây, chúng tôi mới biết là lời cảnh báo ấy chẳng khác nào “nước đổ đầu vịt”: Một doanh nghiệp “made in China” mang tên “Công ty TNHH Thuỷ sản Liên hiệp Quốc tế Elites Việt Trung” đã lừng lững mọc lên ngay dưới chân cầu Cửa Việt (kế bên Đồn Biên phòng Cửa Việt và cách Hải đội 202 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chỉ vài trăm mét), một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh quốc phòng và đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ quốc gia của Việt Nam.

Người dân địa phương cho chúng tôi biết, doanh nghiệp Trung Quốc này đã đi vào hoạt động hơn 1 năm. Họ đã đưa rất nhiều người từ Trung Quốc sang đây sinh sống và làm việc, dù không ai biết chính xác con số cụ thể, bởi không ai kiểm soát nổi.

Kể từ khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp này đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường, mùi hôi thối toả ra nồng nặc khiến người dân xung quanh khu vực không chịu nổi và họ đã nhiều lần biểu tình phản đối. Cứ mỗi lần như thế, chính quyền, cơ quan môi trường, thậm chí cả báo chí “quốc doanh” lại đến, nhưng khi họ rời đi thì mọi chuyện đâu lại trở về đấy.

Không dừng lại ở diện tích đất đai đã thâu tóm, doanh nghiệp Tàu này còn đang tìm cách mua thêm đất ở nhiều nơi quanh khu vực Cửa Việt. Và với “biệt tài” thoắt ẩn thoắt hiện, cộng với độ trơ tráo “nức tiếng” của người Tàu, ngay tại những thành phố lớn như Đà Nẵng hay Nha Trang, nhà chức trách Việt Nam còn không kiểm soát nổi hành tung và hoạt động của họ, huống hồ là ở những địa bàn như Cửa Việt.

Xem ra, cùng với những “đặc khu kinh tế” Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, hàng đàn diều hâu phương Bắc âm thầm đến “lót ổ” ở phương nam như “Cty Thuỷ sản Liên hiệp Quốc tế Elites Việt Trung” tại Cửa Việt đang khiến cho kế thượng sách “không đánh mà thắng” của Bắc Kinh dần trở thành hiện thực. Và đến lúc đó, chiến lược “Hán hoá” Việt Nam của các ông chủ Trung Nam Hải sẽ chẳng cần tới một tiếng súng nào, mà cứ êm ả diễn ra như tằm ăn dâu.

* Bài viết tác giả gửi đến VNTB trước khi bị công an Hà Nội bắt tạm giam và khởi tố theo điều 331 Bộ luật hình sự Việt Nam (2015).

Nguồn: VNTB

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.