‘Mùi tiền’ Trung Quốc ở vịnh Vân Phong

Vị trí chiến lược của 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nằm cách Nha Trang một giờ đồng hồ theo đường xe chạy, vịnh Vân Phong là một bãi cát dài hoang vắng không bóng người, hoang vắng đến mức rưng rưng rập rờn trong trưa nắng, đẹp một cách kỳ lạ như đang lạc vào một miền cổ tích.

Một con đường nhựa độc đạo từ thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, đâm thẳng về phía Đông đến xã Vạn Thạnh, hai bên đường thưa thớt là những ngôi nhà nhỏ kèm theo những tấm bảng báo hiệu “mua bán đất” cùng với số phone đối diện với những đầm nuôi tôm bao la nằm trườn ra vịnh.

Không ai biết nó xuất hiện từ lúc nào, chỉ biết qua một đêm người ta đã thấy chúng xuất hiện khắp nơi trên triền cát kiểu như “phân lô bán nền” từng thấy trong nội đô, và chủ nhân của nó không ai khác lạ chính là những tay đầu nậu đất ở Nha Trang ra cắm cọc để đó.

Hoang vắng nhưng tất cả đều có chủ kể từ trước khi có dự án “luật đặc khu” người ta đã ngửi được mùi tiền khi người Trung Hoa bắt đầu xâm nhập vào Nha Trang qua con đường du lịch, như một cuộc di dân hợp pháp, người Trung Hoa Lục Địa tràn vào những khách sạn nhà hàng quán ăn thông qua những tour du lịch “0 đồng,” họ đã xuất hiện khắp nơi mịt mù như cát bụi.

Vân Phong như một bàn toán tàu được tính trước, khi nó chỉ cách Hoàng Sa không xa, và nếu nó được “mua đứt 70 năm” thì chuyện nối mạng địa lý hành chánh với hòn đảo mà chính quyền Bắc Kinh gọi là Tam Sa đã bị chiếm đóng trái phép sẽ dễ như trở bàn tay.

Chuyện gì sẽ xảy ra? Không biết nữa nhưng hiện giờ người Trung Quốc đã bỏ tiền ra mua gần hết đất Vân Phong nó được đứng tên bởi người Việt, dĩ nhiên họ cũng chỉ là người làm công dưới sự chỉ đạo của những ông chủ người Hoa.

Cho đến một ngày nào đó khi luật đặc khu được thông qua thì hợp pháp hóa là chuyện nhỏ, tất cả mọi người đều biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng họ đã bị bịt miệng bởi “Luật An Ninh Mạng” sau những cuộc biểu tình phản kháng đều bị đập cho tan tác.

Vịnh Vân Phong đẹp như một nàng tiên bị ngủ quên, những bãi tắm ngút ngàn còn trên đá rêu xanh rồi sẽ bị đánh thức, khuấy động bởi một đám đông ngoại tộc, “nàng” sẽ bị xâm lăng bởi một rừng người Trung Quốc đang đói khát không gian sống – đang cần dịch chuyển về phương Nam.

Bấy giờ họ sẽ không cần đem quân chiếm đóng, không cần chiến tranh họ vẫn lấy được đất thông qua “Luật Đặc Khu” mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang quyết liệt làm cho xong, rồi họ sẽ đàng hoàng đô hộ, đồng hóa dân tộc này bằng những cuộc di dân hợp pháp.

Họ sẽ có quyền làm nhà lập ấp, xây dựng gia đình sinh con đẻ cái trên những hòn đảo phì nhiêu như Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc. Chỉ cần vậy thôi họ sẽ “nhân mãn” tràn khắp cho đến khi Việt Nam sẽ là một tỉnh hay huyện lỵ của “Trung Hoa vĩ đại.”

Nhưng đó là chuyện ngày mai, là bóng tối tương lai, không biết bao giờ sẽ phủ chụp xuống đất nước này khi mà chuyện đất đai ở Vân Phong đang nóng lên từng ngày, mặt biển đang sôi lên trên từng hòn đảo xa và sóng đang xô dập hung tin ngày đêm xâm lăng vào trong phố phường đô thị.

Một người bạn từ Sài Gòn ra định mua đất làm ăn nhưng đã phải rút chạy, vì hình như tất cả mặt nước bãi bờ, đảo lớn đảo nhỏ ở Vân Phong đều đã có chủ – và giá đất cát đang tăng vọt lên từng giờ khi người Trung Quốc sẵn sàng mua lại với bất cứ giá nào. Một chuyên gia cho biết họ có rất nhiều tiền nhưng “để có đất đai sinh cư lập nghiệp thì đang thiếu, thiếu trầm trọng.”

Nên bằng mọi giá cũng phải mua cho bằng được những vùng đất hoang sơ thơ mộng này, vì nó hứa hẹn một cuộc di cư hoàn chỉnh theo một kiểu “xâm lược mới” không tốn đạn dược xương máu. Đó là bằng tiền, bằng những hiệp ước ma quỷ bí mật đã được ký kết bởi hai đảng Cộng Sản cầm quyền có cùng một ý thức hệ, cùng một cách cai trị ngu dân còn sót lại trong thế giới văn minh của loài người.

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.