Mùa hè đầy bất mãn ở Trung Quốc

Nhà lãnh đạo Trung Quốc - Tập Cận Bình. Ảnh: Project-syndicate
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây 5 tháng, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định để Tập Cận Bình cầm quyền vĩnh viễn, những người bình thường cho rằng uy quyền trong nhà nước độc đảng Trung Quốc của ông ta mạnh đến mức không ai dám tấn công quyền lực của ông ta. Mọi thứ đã thay đổi như thế nào?

Chính trị có một thói quen rất khó chịu là làm cho chúng ta ngạc nhiên – đặc biệt là ở đất nước như Trung Quốc, nơi, minh bạch thì ít mà mưu đồ thì nhiều. Cách đây 5 tháng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước và thể hiện ý định phục vụ suốt đời – làm cho cả nước kinh hoàng. Nhưng cái làm người ta thực sự ngạc nhiên lại diễn ra sau đó.

Khi Tập [Cận Bình] tuyên bố như thế, người ta cho rằng uy quyền trong nhà nước độc đảng Trung Quốc của ông ta mạnh đến mức không ai dám tấn công quyền lực của ông ta. Hiện nay Tập [Cận Bình] đang đứng trước một mùa hè tồi tệ nhất kể từ ngày ông ta lên cầm quyền vào tháng 11 năm 2012 – những tin tức xấu thường xuyên xuất hiện làm cho nhiều người Trung Quốc, nhất là giới ăn trên ngồi trốc cảm thấy thất vọng, lo lắng, bực bội, bất lực và bất mãn với nhà lãnh đạo đầy quyền lực của mình.

Tin xấu mới nhất, lan ra hồi cuối tháng trước. Đấy là các nhà điều tra của chính phủ đã phát hiện ra một công ty dược phẩm đã sản xuất vaccines ngừa bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván và ho gà không đủ tiêu chuẩn và đưa dữ liệu giả về vaccine ngừa bệnh dại. Hàng trăm ngàn trẻ em trên khắp Trung Quốc đã bị tiêm vaccine rởm.

Tất nhiên là, trước đây ở Trung Quốc cũng đã có nhiều vụ bê bối tương tự như thế – từ công thức sữa bẩn cho trẻ em đến thuốc làm loãng máu chứa tạp chất – các doanh nhân tham lam và các quan chức tham nhũng bị đưa ra tòa. Nhưng Tập [Cận Bình] đã đặt cược khá nhiều vốn liếng chính trị vào việc bài trừ tham nhũng và tăng cường những biện pháp kiểm soát. Sự kiện một công ty tư nhân có liên hệ với nhiều quan chức chóp bu lại rơi vào trung tâm của vụ bê bối vaccine là bằng chứng cực kỳ khó chịu, chứng tỏ rằng công cuộc phòng chống tham nhũng từ trên xuống của Tập [Cận Bình] không hiệu quả như người ta tuyên bố. Hậu quả ngoài ý muốn của việc củng cố quyền lực của Tập [Cận Bình] là ông ta phải chịu trách nhiệm về vụ bê bối – ít nhất là trong mắt dân chúng Trung Quốc.

Nhưng, cuộc công kích nhắm vào Tập [Cận Bình] bắt đầu trước khi vụ rắc rối về vaccine bị phát giác. Lo lắng về tệ sùng bái cá nhân đã gia tăng một cách từ từ. Trong những tháng gần đây, những người trung thành với Tập [Cận Bình] đã làm hết sức mình để nâng uy tín của ông ta lên. Ngôi làng lẻ loi mà Tập [Cận Bình] sống như một người nông dân trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa đã được coi là cội nguồn của “kiến thức tuyệt vời” và trở thành điểm du lịch với rất đông người tham quan. Đối với một số người, chuyện này làm người ta nhớ lại hình ảnh gần như thánh thần mà người ta gán cho Mao Trạch Đông. Chính việc sùng bái như thế mà “Đại nhảy vọt” và “Cách mạng Văn hóa” đã làm hàng triệu người chết và phá hủy gần như toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc.

Và, trên thực tế, tin tức kinh tế của Trung Quốc hiện nay là đáng thất vọng; giá cổ phiếu trong năm nay đã giảm tới 14%. Cách đây ba năm, đứng trước sự kiện là giá cổ phiếu giảm mạnh, Tập [Cận Bình] đã hạ lệnh cho các công ty quốc doanh mua cổ phần nhằm chống đỡ cho thị trường. Nhưng, ngay khi người ta không còn bị buộc phải mua cổ phiếu, thị trường lại sụt giảm một lần nữa, đấy là do dự trữ ngoại hối đã cạn kiệt. Lần này Tập [Cận Bình] không mắc lỗi ngu ngơ về kinh tế như trước, nhưng thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ ra sao vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời.

Và có nhiều tin xấu hơn về kinh tế. Đồng nhân dân tệ đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 13 tháng, và trong khi tăng trưởng GDP dường như đang đi đúng hướng nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2018, nền kinh tế đang có dấu hiệu suy yếu. Đầu tư, mua bán bất động sản và tiêu dùng tư nhân đều đang chậm lại, buộc chính phủ không thể tiếp tục cắt giảm nợ công và cấp thêm tiền nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế tồi tệ nhất là cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Mặc dù người ta vẫn chưa cảm nhận được tác động kinh tế cuộc chiến này, cuộc xung đột thương mại mà Tổng thống Mỹ, Donald Trump, khởi xướng có thể là thách thức gay go nhất mà Tập [Cận Bình] phải đối mặt cho đến lúc này. Vì cuộc chiến này vượt ra khỏi lĩnh vực kinh tế.

Thứ nhất, Tập [Cận bình] thúc đẩy “Giấc mộng Trung Hoa”, tức là đất nước phải trở lại thành siêu cường quốc tế. Nhưng, khi cuộc chiến thương mại nổ ra, Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường và công nghệ Mỹ. Không những không phải là nước bá chủ vừa được cải lão hoàn đồng, sẵn sàng tái định hình nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc của Tập [Cận Bình] cho người ta thấy đấy chỉ là gã khổng lồ chân đất sét mà thôi.

Ảnh hưởng địa chiến lược là rất lớn, khó có thể phóng đại thêm. Trong 40 năm qua, kể từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu đưa Trung Quốc ra khỏi thời đại tối tăm của Mao, đất nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế chưa từng có. Nhưng tiến trình đó sẽ là không thể – hoặc, ít nhất, chậm hơn nhiều – nếu Trung Quốc không tiếp tục giữ vững chính sách hợp tác với Mỹ. Trong giai đoạn cầm quyền của mình, Tập [Cận Bình] đã chấm dứt chính sách đó, đặc biệt là những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Những sự kiện này cho ta kết luận đơn giản: Trung Quốc đang lạc đường. Điều này có ảnh hưởng lớn đối với giới ăn trên ngồi trốc ở Trung Quốc, có thể cảm nhận được thất vọng của họ – thất vọng lại đang gia tăng.

Tuy nhiên, mặc dù có những tin đồn về việc các nhà lãnh đạo già nua, đã về hưu, đang chống lại ông ta, dường như Tập [Cận Bình] sẽ không bị người ta hất cẳng. Ông ta vẫn nắm chắc bộ máy an ninh và quân đội của đất nước độc đảng này. Hơn nữa, ông ta không có đối thủ đủ can đảm hoặc có ảnh hưởng thực sự, có thể thách thức được quyền lực của mình, như Đặng Tiểu Bình và các nhà cách mạng kỳ cựu khác đã làm vào năm 1978, khi họ hạ bệ được Hoa Quốc Phong – được Mao chỉ định trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, đối với Tập [Cận Bình] con đường phía trước vẫn đầy chông gai. Nếu tiếp tục theo đuổi đường lối hiện tại, thì sau mỗi lần vấp ngã, nhân dân Trung Quốc sẽ ngày càng có nhận thức tiêu cực về khả năng lãnh đạo của ông ta. Tuy nhiên, quá trình thay đổi cũng có thể làm làm hại uy tín của Tập [Cận Bình], vì nó buộc người ta phải công nhận rằng đã có những nhận định sai lầm – đấy là vấn đề đối với tất cả các nhà lãnh đạo, nhưng đặc biệt có hại đối với những người cứng rắn như Tập [Cận Bình]. Và Tập [Cận Bình] sẽ buộc phải chấp nhận một số chính sách mới, mặc dù chúng xung đột với khuynh hướng tự nhiên và những giá trị mà ông ta coi trọng.

Rủi ro là có thật. Nhưng có lẽ Tập không có nhiều lựa chọn, ngoài việc đương đầu với nó. Mùa hè đầu bất mãn ở Trung Quốc cho thấy một cách rõ ràng rằng, ông ta cần một chiến lược mới.

Bùi Mẫn Hân (Mixin Pei) là Giáo sư về quản trị tại Claremont McKenna College và là tác giả cuốn Chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Trung Quốc.

Nguyên bản Anh ngữ: https://www.project-syndicate.org/commentary/china-trade-war-risks-to-xi-jinping-by-minxin-pei-2018-08

Nguồn: Blog Phạm Nguyên Trường

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.