Chiến lược phát triển nhân tài có gì không ổn?

Không đầy nửa năm sau khi ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ, hùng hồn phát biểu: “Chính sách thu hút người tài đã rất mạnh!” giáo sư Mỹ gốc Việt Trương Nguyện Thành (trong ảnh) đã bị “loại” khỏi ghế hiệu trưởng Đại học Hoa Sen! Ảnh: FBNV
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam có chiến lược phát triển nhân tài hay không? Câu trả lời là có! Tuy nhiên, câu chuyện xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam luôn là một bức tranh xám xịt vô vọng…

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số 579/QĐ-TTg, ký ngày 19/4/2011, về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020”, có những mục tiêu cụ thể: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 lên 70% năm 2020; đến năm 2020, có bốn trường đại học xuất sắc trình độ quốc tế; số giảng viên đại học-cao đẳng từ 77.500 người năm 2010 lên 160.000 người năm 2020; ngành khoa học-công nghệ từ 40.000 người năm 2010 lên 100.000 người năm 2020; công nghệ thông tin từ 180.000 người năm 2010 lên 550.000 người năm 2020… Để thực hiện, “chiến lược” đã đưa ra “những giải pháp đột phá”, gồm:

– “Quán triệt quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước và sự hưng thịnh của mỗi đơn vị, tổ chức”…

– “Tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình bảo tồn, phát triển, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiến bộ của dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đổi mới hình thức và nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân trong trường học”…

– “Hình thành cơ chế và các chương trình phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục, ngành văn hóa, thể thao, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên”…

Thật khó có thể tưởng tượng “giải pháp đột phá” đối với việc phát triển nguồn nhân lực cho tương lai quốc gia lại được diễn dịch bằng những khái niệm mơ hồ như “quán triệt quan điểm”; đến việc lặp đi lặp lại những hô hào sáo rỗng như “tiếp tục xây dựng và thực hiện”; và thậm chí liên quan đến “Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh”! Càng khó tưởng tượng hơn khi người đứng đầu “Viện Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam” là một ông tướng quân đội (trung tướng Nguyễn Đình Chiến)!

Ngoài Quyết định 579/QĐ-TTg nói trên, còn có “Nghị định số 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ”, bắt đầu chính thức có hiệu lực từ ngày 20/1/2018. Một cách tổng quát, Việt Nam có nhiều “nghị định” và “quyết định” về chính sách nhân tài nhưng vấn đề gì khiến chiến lược phát triển nhân tài Việt Nam không giúp đất nước trở nên cường thịnh? Đó là khoảng cách giữa văn bản và thực tế, giữa những phát biểu hội nghị đến cách thức làm thế nào để biến thành hiện thực.

Sự thất bại của chính sách thu hút nhân tài tại TP.HCM là trường hợp điển hình. Đã áp dụng một số chính sách thu hút nhân tài “đặc thù” từ năm 2014, như Quy chế thực hiện thí điểm một số chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ (làm việc tại bốn đơn vị: Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Viện Khoa học-công nghệ tính toán và Trung tâm Công nghệ sinh học, với mức thù lao cho mỗi chuyên gia lên đến 150 triệu đồng/tháng), nhưng trong bốn năm, từ 2014 đến 2017, TP.HCM mới chỉ thu hút được… 15 chuyên gia và đến nay chỉ còn 10 người tiếp tục làm việc (SGGP, 2/8/2018). Gần đây hơn, ngày 31/5/2018, chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong lại ký quyết định thực hiện “Đề án thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học giai đoạn 2018-2022”, trong đó, các chuyên gia, nhà khoa học (không “giới hạn quốc tịch”) sẽ được trợ cấp (áp dụng một lần và cho lần ký hợp đồng đầu tiên) từ 80 triệu đến 100 triệu đồng, tùy trường hợp cụ thể…

Vấn đề không chỉ là lương bổng. Vấn đề là mức độ “mở” của chính sách sử dụng người tài và mức độ tôn trọng khả năng sáng tạo tự do đến đâu. Khi mà mọi “chỉ tiêu” và “đường hướng” phát triển đều đặt dưới “sự chỉ đạo của Đảng” và phải đi theo “con đường XHCN” thì mọi chính sách nguồn nhân lực đều không bao giờ có thể thực hiện thành công. Với môi trường chính trị hóa mọi kế hoạch phát triển như Việt Nam, sẽ không bao giờ có một Google, không bao giờ có một Facebook, không bao giờ có một SpaceX… Trong khi đó, thế giới đang trở nên nóng hơn bao giờ hết với cuộc chiến giành giật nhân tài.

Cách đây 75 năm, trong buổi diễn thuyết tại Đại học Harvard năm 1943, Winston Churchill từng nói: “Các đế quốc trong tương lai sẽ là những đế quốc của trí tuệ”. Và ông nói thêm, những cuộc chiến trong tương lai sẽ là cuộc chiến vì nhân tài. Thật vậy, các cuộc chiến trước đây là vì nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng cuộc chiến bây giờ là săn lùng và giữ chân nhân tài, ở cấp độ toàn cầu. Với Việt Nam, việc xây dựng và phát triển nhân tài quốc gia còn khó khăn huống hồ có thể “tham chiến” trong cuộc cạnh tranh giành giật nhân tài thế giới.

Tính đến quý IV 2017, có đến 215.300 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp (Dân Trí, 15/3/2018). Hệ thống đại học bùng nổ (412 trường, với khoảng 2,2 triệu sinh viên) đã không thật sự đóng góp cho việc xây dựng nguồn nhân lực nước nhà. Phương pháp giáo dục đại học không chỉ lạc hậu mà còn nặng tính giáo điều. Đại học vẫn chưa là môi trường để bày tỏ tự do tư duy sáng tạo. Hầu hết đại học đều không thoát ra khỏi mô hình đào tạo “học chữ”. Đại học ngày nay không chỉ thuần túy cung cấp kiến thức. Nó phải là môi trường nghiên cứu và tạo cảm hứng nghiên cứu sáng tạo. Nó phải là nơi cống hiến những sản phẩm khoa học thực tế với đóng góp của thầy lẫn trò. Nó phải là nơi kích thích được nguồn năng lượng cho tri thức trẻ. Nó phải là nơi định hình cho tương lai đất nước chứ không phải là nơi những “giá trị” cũ mòn được “bảo tồn”.

Thiếu hụt nguồn con người, làm thế nào có thể xây dựng quê hương? Sự thịnh vượng một quốc gia không chỉ nhờ sản xuất và giao thương. Nó còn phải đặt trên nền tảng xây dựng con người, và xây dựng con người phải đặt trên nền tảng một chính sách giáo dục đúng đắn trong đó phải nhấn mạnh đến yếu tố khai phóng, tự do tư duy và tự do sáng tạo. Với Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất khi đề cập đến nguồn nhân lực phải là tái thiết bộ máy giáo dục chứ không chỉ đưa ra những “chủ trương” thu hút nhân tài trên văn bản.

Vấn đề xây dựng nguồn nhân tài cho tương lai Việt Nam bây giờ là cần thay đổi triệt để cách thức giáo dục và mô hình đào tạo chứ không chỉ tổ chức những “hội thảo” thu hút nhân tài, trong khi vẫn khư khư giữ lại những rào cản, chẳng hạn Luật Giáo dục Đại học Việt Nam năm 2012 quy định việc bổ nhiệm hiệu trưởng, trong đó có yêu cầu: “Có phẩm chất chính trị…, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm…”. Không đầy nửa năm sau khi ông Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên thuộc Bộ Nội vụ, hùng hồn phát biểu: “Chính sách thu hút người tài đã rất mạnh!” (Tuổi Trẻ 15/12/2017), giáo sư Việt kiều Trương Nguyện Thành đã bị “loại” khỏi ghế hiệu trưởng Đại học Hoa Sen!

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.