Tại sao VTV lại xin tiếp sóng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Á Vận Hội (Đại Hội Thể Thao Châu Á-ASIAD) 4 năm tổ chức một lần là nơi tranh tài của vận động viên các nước Á Châu trong đó có Việt Nam.

Năm nay ASIAD 2018 diễn ra tại Indonesia và Việt Nam cũng có một phái đoàn thể thao bao gồm nhiều môn tham dự với số lượng vận động viên khá đông. Nhưng khác với mọi lần, năm nay VTV (Đài Truyền Hình Việt Nam) trở chứng không chịu bỏ tiền ra mua bản quyền ASIAD để phát lại cho khán giả trong nước xem. Bị khán giả mắng mỏ, VTV giải thích là tại Indonesia bán mắc quá nên không thèm mua. Lời giải thích của lãnh đạo VTV không biết hư thực ra sao vì chuyện thương lượng mắc rẻ chỉ có người trong cuộc mới biết.

Chuyện mua bán bất thành dẫn đến hậu quả tất nhiên là khi truyền hình nhà nước đã không mua thì giới hâm mộ bóng tròn phải tìm mọi cách xem trộm để theo dõi các cuộc thi đấu của đội bóng quốc gia.

Cả nước đi ăn trộm sóng truyền hình từ mọi nguồn và người ta nói công khai như thế. Dĩ nhiên xem trộm là bất hợp pháp, thế nhưng VTV có vẻ làm ngơ để đa số dân chúng, những người hâm mộ bóng tròn coi hành động bất hợp pháp là tự nhiên.

Không được xem công khai, hợp pháp như mọi lần, dư luận trên mạng xã hội đã dấy lên làn sóng phỉ báng VTV không tiếc lời. Người ta đặt câu hỏi về tinh thần trách nhiệm của VTV trong cương vị một cơ quan lớn của nhà nước phục vụ khán giả toàn quốc.

Đây không hẳn là nhiệm vụ thông tin hay tuyên truyền chính sách của đài truyền hình quốc gia mà còn là hình thức giải trí phục vụ dân sinh. Về mặt tích cực nó chính là gạch nối giữa chính quyền và nhân dân. Nếu VTV cho rằng mình không có tiền để mua bản quyền thì nhà nước CSVN không thể làm ngơ coi như không liên can gì đến mình.

Tại sao làm một đoạn đường sắt trên cao ngòng ngoèo đội vốn 8, 9 trăm triệu đô-la thì làm được, trong khi chỉ tốn vài ba triệu thì cả chính phủ im như thóc?

Nó trái ngược với điều thông thường nhất, khi các quốc gia tham dự một sự kiện thể thao lớn không thể từ chối trách nhiệm quảng bá hình ảnh đất nước mình ra thế giới. Đồng thời với việc phục vụ người dân theo dõi phái đoàn của mình và sau cùng là giải trí. Nói chuyện mắc rẻ như VTV không khác coi tinh thần đóng góp của người dân trong lãnh vực thể thao là quá rẻ mạt, không xứng đáng để tốn tiền.

Chưa có quốc gia nào cử một phái đoàn tham dự tới 523 thành viên mà không dám mua bản quyền để FAN của mình xem như Việt Nam. Có thể nói đây là một hành động rất bỉ ổi vì nó khinh miệt lòng yêu chuộng bóng tròn cũng như các môn thể thao khác của người dân.

Trước làn sóng chống đối mạnh mẽ của dư luận và để tránh việc khán giả tiếp tục ăn trộm sóng truyền hình, có lẽ Ban Tuyên Giáo đã “âm thầm” chỉ thị cho đài VOV (Đài phát thanh Việt Nam) đứng ra gọi là thay thế “thương lượng” mua sóng với giá 1,7 triệu đô-la.

Điều trớ trêu là bản thân VOV lo về truyền thanh chứ không phải truyền hình nên mức loan tải rất yếu, tuy nó có Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC là thành viên. Vì lý do đó mà VTV buộc phải làm nghĩa vụ tiếp sóng nên mới có chuyện VTV “đề nghị” được tiếp phát nguyên các chương trình của VOV và VTC trong khuôn khổ ASIAD 18.

Tại sao lại có chuyện lạ đời như thế?

Thật ra VOV hay VTV đều là những cơ quan mang nhiệm vụ tuyên truyền chính sách nằm trong tay Ban Tuyên giáo Trung ương. Thế nhưng tại sao VTV là truyền hình mà không được nhà nước hỗ trợ đồng nào? Trong khi VOV là đài phát thanh không có khả năng chiếu thường trực lại mua được bản quyền với giá 1,7 triệu để VTV phải xin tiếp sóng?

Cái khúc mắc nằm ở chỗ liên hệ giữa ông Nguyễn Thế Kỷ (Giám đốc VOV) và ông Trần Bình Minh (Giám đốc VTV) với Ban Tuyên Giáo (Trưởng ban là ông Võ Văn Thưởng). Trong lúc ngân sách các ban ngành đều bị cắt vì thiếu tiền, ông Nguyễn Thế Kỷ dám tuyên bố “sẵn sàng vay tiền để mua bản quyền ASIAD 18 phục vụ dân chúng” trong khi ông Trần Bình Minh chỉ than “Nam Dương bán bản quyền mắc quá” cho thấy là vị trí giám đốc VTV của ông Trần Bình Minh đang có vấn đề. Phải chăng ông Minh bị liên lụy đến vụ ông Trương Minh Tuấn bị cách chức Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông vì dính vụ tham ô MobiFone mua AVG chăng?

Cho dù bên trong còn nhiều ẩn tình nhưng việc làm của VTV cho thấy đây là bản chất và chính sách chung của các cơ quan nhà nước trong khi mồm thì xoen xoét nói vì dân phục vụ nhưng bên trong thì tính toán lời lỗ theo phong cách tồi tệ “có làm phải có ăn”.

Nó phản ảnh rõ nét thái độ coi thường của chế độ đối với dân chúng, là những người được coi như chỉ có quyền hưởng sự ban phát của chế độ, tức là có cũng được không có cũng xong.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.