TBT Nguyễn Phú Trọng được Hội nghị TƯ 8 giới thiệu làm Chủ tịch nước *)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng hôm 3/10 nhất trí đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước với phương án nhất thể hóa hai chức danh cao nhất của nhà nước Việt Nam sau khi Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời đang trở thành hiện thực.

Thông cáo phát đi từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ hai trong khuôn khổ Hội nghị TƯ 8 được truyền thông trong nước trích dẫn cho biết 100% nhất trí giới thiệu ông Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14.

Đây được coi là sự sao chép của mô hình được Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng từ nhiều năm nay trong đó Tập Cận Bình kiêm hai chức vụ cao nhất.

Việc bỏ phiếu cho ông Trọng sẽ được tiến hành trong khuôn khổ kỳ họp kéo dài hơn 22 ngày đang diễn ra tại Hà Nội.

Trước đó trong ngày, đồng loạt các báo lớn trong nước trích lời nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão ủng hộ mô hình tổng bí thư làm chủ tịch nước. Ông Mão nói ông ủng hộ nếu tổng bí thư được bầu làm chủ tịch nước bởi đây là phương án “tốt nhất” trong tình hình hiện nay.

“Niềm tin của người dân đặt vào Tổng Bí thư ngày càng mạnh mẽ, đây là thời điểm chín muồi để Trung ương triển khai việc thực hiện mô hình tổng bí thư làm chủ tịch nước,” ông Mão, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nói. Ông cho rằng phương án này “hợp lòng dân.”

Tuy nhiên theo hai người hiện đang sống trong nước cho VOA biết hôm 3/10, chưa có một cuộc khảo sát ý kiến nào được thực hiện để cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với việc hợp nhất hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước.

“Tôi thấy chưa có trưng cầu dân ý thì chưa thể nói là lòng dân như thế nào cả,” Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho biết và nói rằng bản thân ông không ủng hộ nhất thể hóa vì “nó tập trung quyền lực” vào tay một người và như vậy “không tốt cho dân chủ và xã hội.”

Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng nhận định của ông Mão là “không đúng” và “hồ đồ” vì nó không dựa trên một thăm dò xã hội nào cả.

Theo quan sát của VOA, có những bình luận của độc giả trên các trang báo mạng trong nước ủng hộ việc ông Trọng kiêm chức chủ tịch nước.

Một bạn đọc của Dân Trí có tên Nguyễn Huy Hoàng viết: “Nếu kỳ họp Quốc hội lần này thống nhất bầu tổng bí thư đảm nhiệm luôn vai trò chủ tịch nước, chắc chắn nhân dân ta sẽ được hưởng nhiều quyền lợi từ tư tưởng, đạo đức và cái tâm, cái tầm của ông Nguyễn Phú Trọng.”

Nhà báo Tạo cho rằng có nhiều người dân là đảng viên trong nước ủng hộ chiến dịch “đốt lò” – tức cuộc chiến chống tham nhũng – của ông Trọng nên vị Tổng bí thư này đã gây được cảm tình đối với họ khi đưa những đảng viên ‘có cỡ’ như cựu Ủy viên TƯ Đảng Đinh La Thăng ra tòa xử.

“Nhưng họ chỉ thấy như thế thôi chứ họ không thấy một cách toàn diện là có rất nhiều người tham nhũng rất nặng nhưng không bị xử lý.” Ông Tạo, cũng là một cựu binh, gọi chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng là “chống tham nhũng có định hướng.”

Mặc dù việc nhất thể hóa được một số người ủng hộ cho rằng sẽ giảm được biên chế khi hợp nhất các chức danh, nhưng trong một thể chế không có đa nguyên chính trị và tam quyền phân lập thực sự như ở Việt Nam, việc kiểm soát quyền lực sẽ rất khó để thực hiện, theo nhà báo Tạo.

Tuy nhiên, với quyết định chưa từng có trong lịch sử của Bộ Chính trị Việt Nam hôm 3/10, việc nhất thể hóa, mà lần đầu tiên được đưa ra vào tháng 4/2017, đang dần trở thành hiện thực. LS Sơn cho rằng cần phải sửa đổi Hiến pháp để đưa Đảng Cộng sản, cơ quan mà ông Trọng đang lãnh đạo, vào cơ cấu của nhà nước để chịu trách nhiệm trước pháp luật nhằm kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.

“Theo như hiến pháp hiện nay mới ghi là Đảng có quyền nhưng thực chất Đảng không có trách nhiệm gì trước pháp luật cả và ông Tổng bí thư không bao giờ bị chất vấn trước Quốc hội.”

LS Sơn cho rằng bản hiến pháp hiện nay mâu thuẫn về mặt logic khi quy định “Đảng lãnh đạo” nhưng “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.” Do đó vị luật sư này đề xuất rằng Hiến pháp cần thay đổi để buộc Đảng phải là nơi trịu trách nhiệm cao nhất.

*) Tựa nguyên thủy: TBT Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước: Nhất thể hóa “hợp lòng dân”

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.