Di sản của một người

GS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì "tự diễn biến".
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chưa cần đợi tới sau này mà ngay bây giờ người ta đã bàn đến di sản của Chu Hảo.

Một di sản thật đáng tự hào:

Góp công đầu đưa Internet vào Việt Nam – điều đã giúp Việt Nam không rẽ theo hướng bế quan tỏa cảng như Bắc Hàn trong một giai đoạn gay go của lịch sử, và sẽ còn mang đến vô vàn những thay đổi tốt tươi cho đất nước.

Chủ trì việc dịch và xuất bản hàng trăm đầu sách kinh điển về chính trị, kinh tế, văn hóa giúp nhiều thế hệ người Việt nhìn thế giới theo một cách khác với cách mà cảnh sát tư tưởng mong muốn.

Và, quan trọng hơn cả, Chu Hảo, trong những giờ phút buộc phải tỏ bày một thái độ – khi sửa đổi Hiến pháp, bàn thảo Luật An ninh Mạng, hay lúc Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực, đã cho công chúng thấy một trí thức chân chính khác một trí thức gian ngụy như thế nào, bằng cách đặt những gì cao quý lên trên những thứ thấp hèn, dẫu bản thân có rơi vào vòng rủi ro.

Trong khi đó, ở phía bên kia, Trần Cẩm Tú – người ký quyết định kỷ luật Chu Hảo, có lẽ rồi cũng như những tiền nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương của mình – Trần Quốc Vượng, Ngô Văn Dụ, Nguyễn Văn Chi – sẽ chẳng thể để lại ngay cả là một vết gợn trong lòng công chúng.

Mà ngay cả cấp trên của Tú – người đứng sau quyết định kỷ luật kia và đang ở tột đỉnh quyền lực – có lẽ rồi cũng chỉ chìm vào lịch sử như một thứ bọt biển. Hãy nhìn tiền nhiệm của ông ta, Nông Đức Mạnh chẳng hạn, nếu được công chúng nhắc nhớ đến thì chỉ như một trò cười đi kèm đôi ba lời vớ vẩn ‘trồng cây gì, nuôi con gì’. Hay như một tiền nhiệm khác vừa nằm xuống, để lại gì trong lòng công chúng ngoài chút xôn xao về chuyện quá nhiều đất lúa bị lấy làm lăng mộ, trong khi báo chí quốc doanh dẫu có tới 1000 tờ sục sạo mãi cũng chỉ được câu chuyện đom đóm mơ hồ thuở ấu thơ làm nén nhang hồi tưởng?

Đáng thương thay cho một đám người, dẫu ở đỉnh cao quyền lực, có tên tuổi hẳn hoi nhưng rồi lại thành vô danh với lịch sử và nhanh chóng bị lãng quên bởi công chúng vì chẳng để lại di sản gì. Án kỷ luật mà họ vừa tuyên, bởi thế, chỉ như tiếng thở dài tị nạnh với Chu Hảo – một người có di sản.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”