Miệng lưỡi Nguyễn Thiện Nhân!

Bí thư Thành Ủy Sài Gòn, ông Nguyễn Thiện Nhân đến thăm người dân bị cướp đất ở Thủ Thiêm, quận 2 hôm 16/7/2018 và ông lại tiếp tục “hứa hẹn” trước những đau khổ của người dân mất đất. Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bí thư Thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân, “chính trị gia” cộng sản mang dáng vẻ của một công chức thầm lặng, cần cù dễ bảo; nhưng thấy vậy mà không phải vậy!

Trong vụ án Thủ Thiêm, Nguyễn Thiện Nhân không có cơ hội ăn ốc dài dài như triều đại Lê Thanh Hải, nhưng giờ đây, ông Nhân đang phải đổ vỏ trong cương vị của một bí thư thành uỷ sau khi thay thế Đinh La Thăng bị ông Trọng đánh ngã ngựa và đang bóc lịch vào đầu năm nay. Đối với ông Nhân, đây là một dịp để trổ tài cho thiên hạ thấy mình thuộc phe ông Trọng, nhiệt tình trong công tác đốt lò đang bùng cháy ở phương Nam.

Ngày 10 tháng 12 vừa qua, khi đến dự lễ trao quyết định bí thư Quận 2, Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định vấn đề Thủ Thiêm sẽ được “giải quyết dứt điểm” trong năm 2019. Tại sao lại là năm 2019?

Tại buổi lễ, Nguyễn Thiện Nhân khoe rằng tuần trước đã “được gặp” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội. Ông Nhân nói rằng “tổng bí thư” Nguyễn Phú Trọng tin tưởng thành ủy sẽ giải quyết tốt vụ Thủ Thiêm. Thật ra, ông Nhân khoe khoang chưa hết. Ra Hà Nội lần này, Nguyễn Thiện Nhân gặp ông Trọng và Bộ Chính trị để nghe về hai biện pháp:

– Chừng nào tung ra biện pháp kỷ luật Tất Thành Cang.
– Con dê nào sẽ mang ra tế thần cho vụ Thủ Thiêm qua 5 đời Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành Hồ.

Tất Thành Cang là đàn em cật ruột của Lê Thanh Hải. Cang hiện là Ủy viên Trung ương đảng nên việc quyết định các biện pháp kỷ luật dù Bộ Chính trị có đưa ra cũng phải đuợc sự chấp thuận của Trung ương đảng. Tuy đây chỉ là hình thức, nhưng Nguyễn Phú Trọng muốn dùng cơ chế Trung ương để tô đậm quyền lực thống trị của mình. Phần chắc là Cang sẽ mất chức và bị đuổi ra khỏi trung ương trong kỳ họp lần thứ hai của Hội nghị 8 trong tháng 12 này.

Cang có bị đuổi ra khỏi Trung ương, lột hết chức vụ và có thể bị Bộ Công an khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ”; nhưng điều đó không quan trọng bằng tình hình bên kia sông Sài Gòn đang nóng bỏng, vì người dân muốn biết rõ ai là thủ phạm của đại án Thủ Thiêm. Cho nên ông Nhân úp úp mở mở việc ra Hà Nội vừa qua, chính là để xin ông Trọng cho chỉ thị mang con dê nào ra tế vụ Thủ Thiêm.

Lý do phải có vật tế thần vì trong thời gian vừa qua trước sự bùng nổ giận dữ của dân oan, ông Nhân và bộ sậu ở Thành Hồ đã luôn mồm hứa hẹn, phủ dụ bằng 3 cuộc “tiếp dân”. Nhất là lời hẹn cuối cùng đến ngày 30 tháng 11 sẽ có kết luận ai đã cướp 4,3 ha đất ngoài bản đồ quy hoạch. Đây là một hành động ăn cướp trắng trợn khiến trên 300 gia đình đau khổ trong suốt hơn 20 năm qua cần phải có câu trả lời.

Thủ phạm không thể quy cho Tất Thành Cang một cách đơn giản, vì cái tội lớn nhất của Cang là chỉ “xơ múi” 166 ha đất dành tái định cư của Thủ Thiêm giao cho gần 50 công ty làm dự án, trong đó giao cho công ty Đại Quang Minh 79 ha bằng hình thức hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao (BT: Build-Transfer). Đại Quang Minh có nhiệm vụ xây dựng 4 con đường cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm tổng cộng 12 km. Đây là con đường được dư luận đánh giá là “dát vàng”, đắt nhất thế giới vì mỗi km tiêu tốn đến 1.000 tỷ VND nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Trong vụ giao đất và làm đường này, Cang mang tội gian dối, mập mờ, lợi dụng chức vụ móc ngoặc để cùng Đại Quang Minh chia chác, thủ lợi bất chính. Thủ phạm chiếm đoạt 4,3 ha đất ngoài quy hoạch chưa hẳn là Cang, lại càng không phải là Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài… vì 2 tên này hiện nay chưa dính gì đến vụ Thủ Thiêm trên thực tế.

Vậy người đó là ai mà sao thời hạn 30 Tháng 11 trôi qua khá lâu, Nguyễn Thiện Nhân chưa công bố tên họ mặt mũi cho thiên hạ biết, mà phải ra Hà Nội gặp Nguyễn Phú Trọng xin chỉ thị? Ông Nhân còn khoe “đồng chí Nguyễn Phú Trọng tin cậy” thành phố HCM giải quyết tốt vụ Thủ Thiêm. Đúng là miệng lưỡi Nguyễn Thiện Nhân vì chẳng ai biết “giải quyết tốt” là giải quyết theo chiều hướng nào.

Cũng chưa hết, khi trao quyết định bí thư đảng Quận 2 cho Trần Văn Thuận, Nguyễn Thiện Nhân còn lên giọng tuyên bố: “Có người lợi dụng vấn đề Thủ Thiêm làm dân mất niềm tin.” Đúng là miệng lưỡi của “phường lẻo mép”

Kiểu nói ở trên của Nguyễn Thiện Nhân càng cho thấy “có kẻ xấu” xen vào, nhưng không chỉ được kẻ xấu là ai. Đúng là tên lẻo mép tìm cách đe doạ dân, thế mà trước đây cũng có thời làm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.

Thử hỏi trong vụ Thủ Thiêm, ai đã làm mất lòng dân, ai đã làm cho tiếng kêu oan tận trời xanh, ai đã lừa gạt dân trong suốt 20 năm? Đến nỗi cán bộ Thành Hồ vừa qua đã phải tổ chức gặp dân và 3 lần xin lỗi kể cả xin tha thứ. Vậy nếu đảng bộ và chính quyền thành phố không lừa gạt làm mất lòng tin của dân thì họ xin lỗi làm gì?

Xem ra, Nguyễn Thiện Nhân tuy mang học hàm tiến sĩ hữu nghị, nhưng cái chất cộng sản vẫn chưa gột rửa được chút nào sau 30 năm đổi mới. Chính bản chất dối trá, quanh co nên cuối cùng vấn đề Thủ Thiêm càng trở nên rối rắm. Tại sao đã quá ngày 30 tháng 11 mà không lo công bố thủ phạm làm khổ dân như đã hứa, còn lên giọng dạy dỗ “đừng để một số người lợi dụng việc này để kích động làm mất lòng tin của người dân.”

Đúng là loại người miệng lưỡi tráo trở, giỏi hứa hẹn nên Bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cũng xứng đáng mang danh “Nguyễn Thiện Nhân Lèo.”

Phạm Nhật Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.