Thủ đô làm thuê, niềm tự hào của kẻ mê sảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong các đời Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc được dư luận đặc biệt chú ý qua các phát biểu với những ví von ngô nghê và mang hơi hướm vĩ cuồng.

Khi đi thăm các tỉnh Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Long An vân, vân… ông ta đều ví von đây là những đầu tàu, mà không biết con tàu của ông sẽ chạy thế nào khi có quá nhiều đầu như vậy?

Khi nói về các thành phố, ông đem so với thủ đô của những cường quốc, nào là Paris, Singapore, Hongkong; hoặc giả ví von Việt Nam là “thủ phủ tôm của thế giới”, là “hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông”, là “nóc nhà của Đông Dương”. Nhưng nhìn kỹ lại, ta chỉ cần so với Lào và Campuchia, Việt Nam vẫn đang thua kém rất nhiều mặt.

Và mới đây thôi, trong hội nghị tổng kết năm 2018 của ngành công thương vào ngày 17/1/2019, ông Phúc cũng phát biểu rằng: “Chúng ta được gọi là thủ đô của điện thoại thông minh. Tự hào lắm!”

Phát biểu nói trên của ông Phúc đã khiến cho nhiều người nhíu mày. Bỏ qua những nghi ngờ về trình độ của ông thủ tướng, chúng ta thử điểm qua vài nét về nền kinh tế của Việt Nam xem nó có gì đáng tự hào hay không?

Những số liệu tài chính biết nói

Báo điện tử Vnexpress ngày 21/10/2018 có dẫn lại báo cáo của chính phủ gởi quốc hội về tình hình sử dụng và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, có một số mục đáng chú ý như sau:

  • Tổng số nợ phải trả của các tập đoàn và tổng công ty là 1.53 triệu tỷ đồng, tăng 1.3 % so với năm 2016.
  • Bình quân số nợ phải trả trên số vốn được rót là 1.25 lần; đặc biệt có những doanh nghiệp lên đến hơn 45 lần.
  • Tập đoàn Dầu khí Quốc gia nợ 146,580 tỉ đồng, nợ nước ngoài 19,400 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam nợ 132,000 tỷ đồng ngân hàng trong nước và nợ nước ngoài 211,200 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) nợ 43,500 tỷ đồng…

Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư Nước ngoài – trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì năm 2018 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đã xuất khẩu tổng cộng 175.5 tỷ đô la Mỹ, chiếm 71.7 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Theo đó, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu được 32.8 tỷ đô. Còn về phía tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018, xuất siêu chỉ được 7.2 tỷ đô. Dễ thấy, các doanh nghiệp FDI đã gồng gánh luôn nền kinh tế Việt Nam.

Vậy thì, lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI sẽ thực sự chảy vào túi của ai?

Không cần hỏi cũng biết, “của Ceasar thì trả về Ceasar”, người nước ngoài tới đầu tư để lấy lợi nhuận, thì sau cùng tiền vẫn về với họ. Chính vì vậy mà, mấy trang báo điện tử Anninhthudo hay Thanhnien đành ngậm ngùi than thở “Doanh nghiệp FDI lợi nhuận khủng, đóng thuế bèo” mà thôi.

Từ những con số này, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đang chỉ là cái vỏ rỗng và sống nhờ khối doanh nghiệp FDI. Còn khối doanh nghiệp nhà nước, chỉ là những cái tổ tò vò, nhung nhúc tham nhũng và lãng phí. Có gì đáng để tự hào? Ta hãy thử nhìn xem, liệu Việt Nam có nhờ các doanh nghiệp FDI mà tiếp thu được kỹ thuật tân tiến để phát triển cho mình hay không?

Thủ đô điện thoại thông minh hay thủ đô làm thuê?

Trong bài phát biểu của ông Phúc, nếu thực sự ông đang cảm thấy tự hào thật sự, thì có vẻ như ông không hề biết gì về cách làm của những doanh nghiệp FDI hiện nay, mà cụ thể đó là Samsung Việt Nam. Cách đây vài năm, dư luận xôn xao vì chuyện các doanh nghiệp Việt Nam không thể sản xuất nổi con ốc vít để cung cấp cho Samsung. Câu này trở thành câu cửa miệng của nhiều người cho đến nay, khi nói về trình độ công nghệ của Việt Nam. Rõ ràng, Việt Nam đã không thể “hưởng xái” được công nghệ gì đáng kể từ Samsung.

Năm 2018, từ số liệu của Cục Thống kê, các doanh nghiệp FDI đã nhập khẩu 142.7 tỷ đô, chiếm tỉ trọng 60.1 % kim ngạch nhập khẩu, chủ yếu là thiết bị điện tử, phụ tùng, linh kiện máy tính và điện thoại… hơn 74.7 tỷ đô. Ngoài ra là vải vóc, kim loại, chất dẻo, hóa chất… những thứ mà trong nước không sản xuất được.

Đó là chưa kể, trong những phần trăm được gọi là “nội địa hóa” của các sản phẩm từ doanh nghiệp FDI, đại bộ phận vẫn là những công ty FDI vệ tinh của những ông lớn, mang sang từ quốc gia của họ để hỗ trợ cho việc gia công lắp ráp của họ ở Việt Nam mà thôi.

Nói cách khác, sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư ngoại quốc, Việt Nam thực sự chỉ là cái nhà xưởng và cung cấp nhân công giá rẻ, còn lại các doanh nghiệp nước ngoài tự đem thiết bị và linh kiện của họ về đây lắp ráp. Việt Nam không phải là thủ đô của việc chế tạo điện thoại thông minh, mà chỉ là thủ đô làm thuê, lắp ráp gia không theo nhu cầu của các ông chủ đầu tư mà thôi.

Thực tế này đã cho thấy điều trớ trêu khác là hàng trăm ngàn sinh viên trong nước được đào tạo và ra trường hàng năm, thậm chí đã không kiếm được việc làm trong các nhà xưởng, mà phải bán nhà, bán đất để chạy cho được một xuất đi làm lao động dưới mỹ từ “thực tập sinh” tại Nhật Bản, Nam Hàn, Mã Lai vân, vân…

Có lẽ sẽ làm mất hứng ông Phúc, nhưng niềm tự hào của ông chỉ là tự hào của kẻ mê sảng!

Tham khảo:

http://tapchitaichinh.vn/bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/xuat-nhap-khau-hang-hoa-10-thang-dau-nam-2018-145824.html

http://vneconomy.vn/doanh-nghiep-fdi-xuat-sieu-328-ty-usd-trong-nam-2018-2018122608523473.htm

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-fdi-loi-nhuan-khung-dong-thue-beo-1015154.html

https://anninhthudo.vn/kinh-doanh/dan-dau-ve-loi-nhuan-nhung-khoi-doanh-nghiep-fdi-dong-gop-rat-it-cho-ngan-sach/786247.antd

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/chung-ta-duoc-goi-la-thu-do-cua-dien-thoai-thong-minh-503280.html

https://vnexpress.net/kinh-doanh/doanh-nghiep-nha-nuoc-dang-ganh-no-hon-1-5-trieu-ty-dong-3827001.html

https://baodautu.vn/cong-nghiep-ho-tro-viet-khong-san-xuat-noi-cai-oc-vit-d5296.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.