Yêu cầu chính quyền TP.HCM trả lại lư hương trước tượng Đức Thánh Trần

Hình ảnh cho thấy chiếc lư hương không còn dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo. (Ảnh chụp màn hình Facebook Huỳnh Ngọc Chênh)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, đi đến đâu tổ tiên cũng lấy tên cội nguồn đặt cho bến sông, con đường như Bến Hàm Tử, Bến Bạch Đằng, đường Chi Lăng… để nhắc nhở con cháu muôn đời không quên nguồn cội. Những người Việt dù xa đất nước vẫn đặt địa danh theo tên những vùng miền cố hương, những chiến công hiển hách của tổ tiên, cũng để nhắc nhở con cháu về cội nguồn.

Lư hương đối với người Việt là cái thiêng liêng nhất, dù đi bất cứ nơi đâu, dù nghèo khó, gia đình nào cũng làm một cái lư hương hàng ngày thắp nhang tưởng nhớ tổ tiên.

Nối tiếp truyền thống đó, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng thông báo ngày 17 tháng 2 năm 2019 kính mời các thành viên câu lạc bộ, thân hữu, đồng bào đến Tượng đài Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng dâng hương tưởng nhớ và tri ân chiến sĩ đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc ngày 17 tháng 2 năm 1979.

Đáng giận là một số quan chức chính quyền TP.HCM đã hạ lệnh giăng dây ngăn khu Tượng đài Đức Thánh Trần, đem xe vệ sinh án ngữ tượng đài, và tệ hơn là cẩu lư hương đi chỗ khác nhằm cản phá đồng bào dâng hương tưởng niệm và tri ân.

Những hành động ấy, đặc biệt là hành động dẹp lư hương tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Đức Thánh Trần Hưng Đạo ba lần đánh thắng Nguyên Mông, cẩu lư hương đi ngay trong cái ngày 40 năm trước hơn 20.000 chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc và hơn 100.000 người dân vô tội bị sát hại dã man bởi quân xâm lược Trung Quốc, là việc làm không thể biện minh. Đó là sự bất kính vô cùng nghiêm trọng đối với tổ tiên, là sự xúc phạm trắng trợn lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước và đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, không thể tha thứ.

Đặt trong hoàn cảnh đất nước đang đối mặt với nguy cơ bành trướng, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc, hành động ấy khởi lên trong lòng dân mối nghi ngờ khó lòng giải toả về một âm mưu thoả hiệp, cấu kết với ngoại bang, bán rẻ lợi ích quốc gia.

Vì những lẽ trên, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của chính quyền TP.HCM lập tức đưa trả lại Lư hương trước tượng Đức Thánh Trần tại bến Bạch Đằng, và truy cứu, nghiêm trị những đơn vị và cá nhân có trách nhiệm về những hành động sai phạm tại khu vực Tượng đài ngày 17/2/2019 vừa qua.

Sài Gòn, ngày 21/2/2019

TM. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng

Chủ nhiệm

Lê Thân

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.