Nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường!

Bạo lực học đường, một vấn nạn nhức nhối.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bạo lực học đường đang ngày càng diễn biến phức tạp và trở thành vấn nạn ở mọi cấp, đặc biệt gia tăng ở cấp học phổ thông. Điều đáng nói, bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong các nhóm học sinh nam mà các nữ sinh cũng tham gia đánh đập, hành hạ bạn học với những hình thức nhục mạ cả về tinh thần và thể xác. Thậm chí, bạo lực học đường cũng xuất hiện ngay từ mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh.

Những ngày qua, dư luận xã hội chưa hết phẫn nộ trước việc nữ sinh lớp 9 tại Hưng Yên bị đánh đội đồng. Cụ thể, nữ học sinh tên Y. phải nhập viện tâm thần sau khi bị 5 bạn đánh hội đồng, lột đồ và quay clip xảy ra ở Trường THCS Phù Ủng (Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên) vào ngày 23 Tháng Ba. Sự việc nghiêm trọng đến mức H.Y. rơi vào tình trạng hoảng loạn tinh thần, phải nhập viện. Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên nữ sinh này bị đánh, và cũng không chỉ Y. mà còn nhiều bạn khác cũng bị nhóm nữ  sinh này hành hung.

Sự kiện 5 đứa trẻ hành hạ thể xác và tinh thần, lột quần áo và dí điện thoại vào vùng kín của cô bé, đã khiến cho xã hội bàng hoàng về sự độc ác của những đứa trẻ này. Điều kinh tởm hơn là cách phản ứng của giáo viên chủ nhiệm về sự độc ác này. Đó là thay vì bảo vệ nạn nhân, đề nghị nhà trường, cơ quan chức năng xử lý nhóm học sinh côn đồ, yêu cầu cha mẹ học sinh cùng nhà trường dạy bảo lại con cháu mình, thì giáo viên chủ nhiệm lại yêu cầu học sinh xoá clip để giấu nhẹm thông tin.

Hành động của giáo viên không thể lý giải bằng bất kỳ điều gì khác ngoài mục đích bao che cho cái xấu, cái ác, thờ ơ với những đau đớn, tổn thương của một học sinh yếu thế, để giữ gìn thành tích cho mình. Giáo viên đã trở thành nô lệ của thành tích.

Như mọi khi, những con người làm giáo dục lại đưa ra những hình phạt “khôi hài” kiểu đình chỉ tạm thời hiệu trưởng và luân chuyển giáo viên chủ nhiệm.

Việc năm em nữ sinh bắt một nữ sinh khác đánh đập, lột hết áo quần và quay clip tung lên mạng, đó là hành vi xâm phạm thân thể và làm nhục người khác, đủ để truy tố ra trước pháp luật. Loại tội phạm dạng này cứ lập đi lập lại là vì chính quyền không xử lý nghiêm minh, hay nói đúng hơn chính quyền đã dung dưỡng bao che cho cái xấu, cái ác tồn tại.

Hãy xem cùng loại tội đó ở Mỹ họ xử ra sao?

Năm 2016 ở Mỹ có ba em du học sinh người Trung Quốc, Yunyao Zhai, Yuhan Yang, Xinlei Zhang bắt một bạn cùng lớp cũng là người Trung Quốc ra công viên Rowland Heights phía đông thành phố Los Angeles đánh đập và lột hết quần áo. Tòa án Mỹ đã xử Yunyao Zhai (18 tuổi) 13 năm tù, Yuhan Yang (19 tuổi) 10 năm tù và Xinlei Zhang (19 tuổi) 6 năm tù. Không như Việt Nam, họ không cần bộ trưởng tới thăm hỏi hay tặng quà nạn nhân, họ chỉ cần xử nghiêm là đủ để răn đe những kẻ khác không dám làm điều tương tự sau này.

Giáo dục cũng chỉ là một tấm gương phản chiếu thảm trạng của xã hội này. Một xã hội mà sức mạnh thuộc về kẻ ác hoặc quyền thế. Luật pháp, đạo lý không bảo vệ được người thiện lương, thấp cổ bé miệng. Đáng tiếc, người thiện lương và thấp bé ấy, lại là số đông chúng ta.

Những năm gần đây, bên cạnh chuyện học hàm, học vị, bằng cấp “giả”, dâm ô, xâm hại tình dục học trò diễn ra đau xót, thì việc giáo viên để trẻ đánh bạn, việc học sinh đạp, đá, tát, túm tóc bạn mình giữa tiếng hò reo,… đã như một khối u ác tính đang di căn trên cơ thể ngành…

Đó không phải là một nền giáo dục nhân văn, khai phóng, mà là sự giễu cợt với những khẩu hiệu “lấy người học làm trung tâm” cứ ra rả miết những năm qua.

Nhân văn, khai phóng, phải bắt đầu từ việc tư lệnh ngành không được phép im lặng khi học trò mình bị chà đạp, bôi bẩn phẩm giá!

“Một xã hội của bầy cừu theo thời gian sẽ dẫn đến chính quyền của loài sói.”

Xã hội Việt Nam đã đến giai đoạn mà luật pháp không thể bảo vệ người hiền lành được nữa rồi. Chính sự hiền lành, nhẫn nhục của người dân đã làm hại họ và con em họ. Sự thực ấy đã lan vào nhà trường. Các em học sinh cũng đã phải đến lúc tự bảo vệ lấy mình. Và mỗi người chúng ta hãy bung ra khỏi cái vỏ bọc của chính mình đừng sống cúi đầu, im lặng, vô cảm mà cần phải lên tiếng mạnh mẽ để bài trừ cái xấu và cái ác, để con em chúng ta có một tương lai tươi sáng hơn.

Quỳnh Hương

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.