Ừ, ‘mình phải có thế nào người ta mới thế chứ’

Ông Nguyễn Phú Trọng đến thăm Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang hôm 13/4/2019 do Nguyễn Thanh Nghị, Bí Thư Tỉnh hướng dẫn. Ảnh: Báo Mới
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chủ Nhật vừa rồi ‘tổng bí chủ’ Nguyễn Phú Trọng bước sang tuổi 75. Thất thập cổ lai giờ không còn hiếm nữa nhưng cũng khó mà giữ phong độ khi tuổi ngày một cao. Đúng ngày sinh nhật của ông, mạng xã hội tràn lan tin ông lăn ra ốm.

Mạng xã hội lên cơn sốt cao vì tin ông phải nhập viện khi đang thăm Kiên Giang, thủ phủ của gia đình cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thay vì cầu nguyện cho ông chóng khoẻ trở lại người ta có những phản ứng khiến ông có ngày sinh nhật mất vui.

Có người dẫn lại câu nói của ông ‘một không khí phấn khởi, tin tưởng đang lan rộng khắp cả nước’ để nói về phản ứng của truyền thông xã hội. Người nói họ sẽ “ăn mừng” nếu ông không may về với các Vua Hùng. Thật là “thiên hạ đại loạn” trên mạng xã hội theo cách nghĩ của ông Trọng và những người đứng đầu lỗi mốt khác.

Câu hỏi đặt ra là tại sao người ta lại hành động như thế? Ông Trọng vẫn hay nói “mình phải có thế nào người ta mới thế chứ”. Vậy cái “phải có thế nào” đó là thế nào?

Thứ nhất đó là sự chán nản của một phần không nhỏ dân chúng, nhất là những người trẻ tuổi, về sự tụt hậu của Việt Nam so với những nước không có gì xuất sắc như Thái Lan, Malaysia, Philippines và ở trong một số góc độ cả Lào và Campuchia.

Tại một đất nước phong cảnh đẹp, khá giàu tài nguyên và số người trẻ tuổi và sung sức lớn, Việt Nam hoàn toàn có thể lọt vào danh sách 20 quốc gia hàng đầu thế giới nếu các diễn biến từ sau năm 1975 cho tới nay không cám cảnh như đã xảy ra. Nhưng danh sách top 20 thế giới hiếm hoi mà Việt Nam lọt vào là tổng dân số, đứng thứ 15 với 97 triệu dân. Dân số cũng là một trong những chỉ số tăng đều kể từ năm 1960 khi dân số Việt Nam ở mức trên 32 triệu.

Về thu nhập bình quân đầu người lấy theo số liệu năm 2017, Lào với mức 2.270 đô la Mỹ đã vượt Việt Nam với con số 2.160. Con số tương tự cho Singapore là 54.530, Malaysia – 9.650, Thái Lan – 5.950 và Philippines – 3.660.

Một nhà báo trong nước cũng nói Việt Nam đứng thứ 11/12 ở châu Á về chất lượng lao động. Và mặc dù có tới trên 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ nhưng Việt Nam lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á về nghiên cứu khoa học với số bằng sáng chế được cấp bằng 1/3 của Thái Lan, 1/11 của Malaysia, 1/30 của Singapore. So với Hàn Quốc chỉ còn được 1/1.240 và Trung Quốc – 1/1.370.

Thứ hai, về mặt xã hội, báo chí gần đây đưa tin nhiều về cảnh cô đánh trò, trò đánh lẫn nhau, nam tấn công nữ trong thang máy rồi lại quay sang tấn công cả trẻ em. Mọi thứ trong xã hội đều có thể mua được từ điểm đại học cho tới chức quyền. Quan chức xung khắc thanh toán nhau bằng súng. Tôn giáo đươc dùng làm lá bài kiếm tiền. Nói dối được chính thức hoá từ nhiều năm và được gọi là báo chí.

Ấy vậy mà ông Trọng vẫn nói “chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thôn xóm có nhiều hình thức hoạt động mới”. Câu nói này đúng ở một số nơi nhưng nó thiếu đi góc nhìn so sánh. Gần như mọi nước đều phát triển mỗi năm, chỉ có điều tốc độ ra sao và mặt bằng như thế nào so với hàng xóm láng giềng.

Trở lại chuyện ông Trọng ốm, sức khoẻ của “người đốt lò vĩ đại” đáng ra phải được truyền thông quan tâm và nếu có chạy sau mạng xã hội thì cũng không quá lâu. Nhưng nếu vậy nó đã không phải là tuyên truyền theo kiểu cộng sản trong đó các nhà báo thấy chính quyền bảo sao thì nghe vậy. Truyền thông chính thống như bao lần trước đây nhường sân cho mạng xã hội đang ngày càng có thêm người đọc.

Trong cùng khoảng thời gian thiên hạ râm ran chuyện ông Trọng phải nhập viện, nữ bất đồng chính kiến Huỳnh Thục Vy cũng kể chuyện cha cô phải nhập viện nhưng không được chăm sóc kịp thời. Cô viết:

“Ba em, Huỳnh Ngọc Tuấn, bị lao phổi kháng thuốc từ hồi còn ở trong tù. Ông cầm cự gần 20 năm nay, nhưng 2 tháng gần đây bệnh trở nặng. Vợ chồng em thuyết phục mãi ông mới chịu vô cấp cứu ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Sài Gòn.

“Ông đã ói ra máu. Nhưng đến hôm nay đã hơn 2 ngày nhập viện mà các bác sĩ vẫn chưa thăm khám, các xét nghiệm vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Tình hình sức khỏe ba em đang tệ lắm, nếu không được xét nghiệm đầy đủ và điều trị thì sẽ nguy hiểm tính mạng. Có ai quen bác sĩ chuyên lao phổi ở Phạm Ngọc Thạch không, giúp em với.”

Những chuyện như thế này cho thấy những người không muốn làm cừu, không có quan hệ với quan chức và không có tiền để lót tay khổ tới đâu dưới sự cai trị của ông Trọng và các đảng viên. Bởi vậy có lẽ ông đốt lò cũng nên quá ngạc nhiên khi mình lăn ra ốm giữa sinh nhật mà mạng xã hội chỉ toàn trù ẻo.

Nguyễn Hùng

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.