Vấn nạn “nhạt chính trị” nơi nghị trường Quốc Hội

Quốc Hội, cơ quan được cho là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước CHXHCNVN", (điều 69, Hiến Pháp). Ảnh: Mạng Pháp Luật
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tình trạng lười dự họp của các vị đại biểu Quốc Hội đang trở thành căn bệnh trầm kha, thể hiện sự bế tắc trong phương pháp tổ chức hệ thống chính trị theo mô hình dân chủ trá hình của Đảng Cộng Sản.

Hôm 16 tháng Bảy, 2019, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN đã đánh giá kỳ họp thứ 7 của Quốc Hội bế mạc giữa tháng 6 vừa qua. Tại đây, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Tịch Quốc Hội than vãn về tình trạng vắng mặt ngày càng nhiều của các vị đại biểu Quốc Hội.

Theo bà Ngân thì trong kỳ họp Quốc Hội vừa qua, “mỗi ngày vắng không dưới 30 đại biểu, có ngày vắng 100 người. Khi họp ở đoàn đại biểu Quốc Hội, có đoàn vắng đến 50%, có 7 đại biểu thì vắng 4, 5 người thì vắng 3.”

Đồng quan điểm với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Nhiệm Uỷ Ban Đối Ngoại Nguyễn Văn Giàu bất lực chia sẻ: “Có vấn đề rất lớn nhưng khi lấy ý kiến thì phiếu thu về quá ít. Gần 500 đại biểu Quốc Hội mà thu về hơn 300 là thế nào?”

Ngoài ra, Chủ Nhiệm Uỷ Ban Tư Pháp Lê Thị Nga nêu lên thực trạng do vắng đại biểu và lý do khác dẫn đến chất lượng thảo luận ở tổ tại một số đoàn không cao và có hiện tượng họp tổ nghỉ sớm.

Trong khi đó, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu băn khoăn về tình đạng đáng quan ngại này, ông nói nếu chỉ rút kinh nghiệm chung chung như mọi kỳ thì sau đó sẽ không thu được gì để kỳ sau tốt hơn.

Cũng theo ông Uông Chu Lưu, thì cách nói ở báo cáo trên Quốc Hội vẫn hồng quá, lạc quan quá, trong khi tình hình xã hội bao nhiêu chuyện đang rất nóng.

Lời kêu ca của bà  Kim Ngân chẳng có gì lạ. Nó phản ảnh đúng thực trạng đã trở thành kinh niên bao nhiêu năm qua. Rằng thực chất Quốc Hội Việt Nam vẫn là thứ quyền lực mang tính biểu trưng, nhằm tô vẽ cho bộ mặt dân chủ trá hình của Đảng Cộng sản.

Về danh nghĩa được ghi nhận trong Hiến Pháp, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân Dân [1]. Tuy nhiên, thực chất các đại biểu Quốc Hội có đến 95% là các đảng viên cấp cao từ trung ương tới địa phương, vừa nắm giữ các chức vụ trong đảng, vừa nắm giữ các chức vụ trong chính quyền. Được dựng lên theo hình thức “đảng cử dân bầu”.

Chính vì vậy, họ chỉ làm theo nghị quyết đảng, chỉ đạo của đảng, có họp hành hay biểu quyết cũng chỉ mang tính hình thức cho có. Ấy thế nên mới có chuyện ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dám nói Hiến Pháp quan trọng … sau cương lĩnh của Đảng Cộng Sản.

Hay như bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trước hàng trăm vị đại biểu “đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân”, lại ngang nhiên phán huỵch toẹt về Dự Luật Đặc Khu là “Bộ Chính Trị đã quyết rồi”.

Chính cái sự vô lý trên, cho nên các đại biểu Quốc Hội thường chỉ đến ngồi họp cho có mặt. Nhàm chán, không biết làm gì nên nhiều vị chọn chơi game, nói chuyện riêng hoặc ngủ gật để giết thời gian.

Thế cho nên nhiều người ví von Quốc Hội giống như phường Chèo, thích thì đến, không thích thì thôi khỏi.

[ S ] – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư. Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an, chứ không phải để kéo đến gây cản trở cho những điều ấy.

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…