Đã tới lúc nên cập nhật chính sách Ba Không?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những động thái của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông trong mấy năm qua, và gần đây nhất, đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng đội tàu hộ tống hùng hậu vào hoạt động tại Bãi Tư Chính trong khu vực Phó Thủ Tướng Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, một lần nữa lại khơi lại cuộc tranh luận về liệu đã tới lúc Việt Nam nên nghiêm túc xét lại chính sách đối ngoại và quốc phòng dựa trên nguyên tắc Ba Không: “Không tham gia liên minh quân sự với nước nào, Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, và Không về phe nước nào chống lại một nước khác”. Giáo Sư Tạ Văn Tài và một số nhà quan sát khác cho biết ý kiến trong cuộc trao đổi với VOA-Việt ngữ.

Giới chỉ trích cho rằng chính sách Ba Không không phục vụ các quyền lợi quốc gia vào thời điểm này, khi mà Bắc Kinh đã lộ rõ dã tâm xâm chiếm biển đảo, lãnh thổ Việt Nam, ngang nhiên đưa tàu vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, và dùng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để bắt nạt Việt Nam và các nước nhỏ khác, hất chân Mỹ trong khu vực, chia rẽ ASEAN, và lập ra một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển có lợi cho Trung Quốc về lâu về dài.

Liệu đã đến lúc phải xét lại chính sách Ba Không?

Giáo sư Tạ Văn Tài nói trong tình hình hiện nay khi mà Việt Nam đang bị Trung Quốc bắt nạt, hăm dọa thì Hà Nội không nên khăng khăng theo đuổi chính sách Ba Không một cách “cứng ngắc”:

Giáo sư Tạ Văn Tài:

“Tôi nghĩ Việt Nam cần giải thích lại chính sách Ba Không chứ mà quá sợ sệt Trung Quốc đến nỗi bó tay chịu trận trong lúc bị hành hạ, đe dọa, mà không có chính sách quyền biến, giải thích mềm dẻo cái chính sách Ba Không tự nguyện của mình rằng tuy Việt Nam theo chính sách Ba Không để không gây sự với nước khác, nhưng Việt Nam vẫn có toàn bộ chủ quyền ngoại giao và quốc phòng để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền độc lập của mình.”

Giáo sư Tạ Văn Tài giải thích rằng Việt Nam có quyền thay đổi chính sách ngay cả trong trường hợp đã ký một hiệp ước quốc tế có tính cách ràng buộc, huống hồ chính sách Ba Không chỉ là một chính sách đơn phương, tự nguyện.

“Về luật pháp, khi quyền lợi quốc gia thay đổi, một nước có thể giải tiêu hiệp ước theo nguyên tắc giải tiêu hiệp ước quốc tế gọi là ‘Rebus Sic Stantibus’. Ba Không chỉ là một chính sách đơn phương do mình đề ra, thế thì khi nào mà quyền lợi bị nước khác đe dọa, thì mình có quyền cộng tác với các nước, hay cường quốc nào có cùng quyền lợi, có thể là đối tác chiến lược đồng hành với mình.”

Theo Giáo sư Tạ Văn Tài một chính sách Ba Không giải thích một cách mềm dẻo như vậy, cho phép Việt Nam tìm các đối tác chiến lược chia sẻ chung quyền lợi với Việt Nam. Các đối tác đó, chẳng hạn, được phép đưa hạm đội vào Vịnh Cam Ranh hay các hải cảng khác của Việt Nam, khòng phải để lập căn cứ mà là để bảo trì, hay mua nhiên liệu. Thứ hai, Việt Nam có thể đặt mua vũ khí với bất cứ nước nào khác để tự vệ: Mỹ, Nga, Nhật, Anh, Pháp, Úc, Do Thái vv… và thứ ba, Việt Nam có thể hợp tác với các nước có kỹ thuật cao, không hạn chế trong vòng các nước lân cận, để khai thác tài nguyên biển trong đó có thủy sản và đầu khí. Sau cùng, Việt Nam có thể tập trận chung với các cường quốc thân thiện, trong mục đích tự vệ không chống nước khác mà không cần báo cho bất cứ nước lớn nào khác.

Giáo Sư Tạ Văn Tài cho rằng những điểm vừa nêu có thể phản bác lại các điều khoản mà Trung Quốc âm mưu cho vào dự thảo Quy tắc Ứng xử trên biển (COC) để hạn chế chủ quyền các nước nhỏ hơn ở Đông Nam Á.

“Đấy là mấy điều nên làm để tránh bị Trung Quốc bắt nạt ngay trong khi đang bàn thảo các điều khoản trong COC, mới là dự thảo thôi, ông Trung Quốc đã muốn hăm trước Việt Nam rồi, không cho Việt Nam làm những điều đó, không cho tập trận chung và không được hợp tác vũ khí với các nước ở ngoài khu vực.”

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Huy, từng giảng dạy tại Đại Học Paris 7 cũng bày tỏ lo ngại về chính sách Ba Không, nói rằng trên thực tế chính sách Ba Không không áp dụng cho Trung Quốc.

“Ở Việt Nam bây giờ nơi nào mà không có người Trung Quốc? Nói Ba Không, nhưng mà nếu chấp nhận người Trung Quốc ở các vùng đặc khu khai thác 99 năm, nếu họ đặt căn cứ quân sự ở đó thì mình làm gì? Nhất là ở Vịnh Bắc Bộ. Khi Trung Quốc đòi Việt Nam cho thuê 99 năm ở bãi Vân Đồn, tôi nghĩ thực sự Trung Quốc đã có mặt ở đó rồi. Họ chỉ lấy cớ xin Việt Nam hợp thức hóa là một hình thức mà thôi, vì hiện nay khu Vân Đồn ở Quảng Ninh, người Trung Quốc đã có mặt đầy đủ ở đó. Trung Quốc khộng cho ai, kể cả người Việt có mặt quân sự ở đó.”

Tại hội thảo lần thứ 9 về Biển Đông ngày 24 tháng Bảy, 2019 ở trụ sở CSIS, Giám Đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) Greg Poling cảnh báo rằng nếu Hoa Kỳ và các nước khu vực không cứng rắn, thì chỉ trong vài năm tới Trung Quốc sẽ kiểm soát được Biển Đông.

Trong một bài viết đăng trên trang mạng của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế tại Washington vào tháng Mười Hai năm ngoái, chuyên gia phân tích cấp cao của Viện Chính sách Chiến Lược Úc, Hương Lê Thu, nhận định rằng nếu Việt Nam cứ tiếp tục nhượng bộ vì áp lục của Trung Quốc mà bỏ rơi các dự án khai thác tài nguyên ngay trong EEZ của mình liên doanh với các nước khác như với Ấn Độ và Tây Ban Nha trước đây, thì uy tín Việt Nam sẽ bị tổn hại và về mặt ngoại giao, các nước khác sẽ cảm thấy bị bó tay, khó có thể đường đường chính chính giúp Việt Nam. Chuyên gia này nói Hà Nội cần phải gấp rút cập nhật chiến lược quốc phòng của Việt Nam tại Biển Đông.

Hoài Hương

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.