Quảng Bình: Hàng trăm người dân tập trung phản đối dự án đập Rào Nan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trưa ngày 15 tháng Tám, 2019, hàng trăm người gồm các giáo dân, lương dân và các linh mục thuộc khu vực hạ lưu đập Rào Nan đã tập trung đến Dự án đắp đập Rào Nan, thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình biểu tình để phản đối dự án nâng cao đập Rào Nan tại đây, đe dọa cuộc sống của hàng vạn người dân thuộc các xã hạ lưu đập.

Những người biểu tình đã giơ cao khẩu hiệu: “Lũ lụt sẽ giết chết chúng tôi. Xin đừng vô cảm”, “Phản đối xây dựng Thủy lợi Rào Nan, Xã Quảng Sơn”, “Chúng tôi không muốn chết bởi thiên tai, lại càng không muốn chết bởi nhân tai”.

Theo tờ báo mạng Môi Trường, dự án Hệ thống thuỷ lợi Rào Nan do Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn làm chủ đầu tư và giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành thực hiện. Dự án với tổng mức đầu tư 350 tỷ từ nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý, thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 đến năm 2021.

Phương án xây dựng công trình thuỷ lợi Rào Nan sẽ dựa trên hệ thống kênh đã có. Dựa trên nền móng của đập dâng tràn cũ, đập dâng tràn mới sẽ xây dựng bằng bê tông cốt thép dài 177,4m và cao 7m.

Cũng theo tờ báo này, từ khi có thông tin Dự án thuỷ lợi Rào Nan sẽ triển khai ở thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn thì người dân địa phương phản đối gay gắt và quyết liệt vì dự án này chỉ cách hộ dân gần nhất là 150m, nếu có sự cố vỡ đập sẽ uy hiếp đến tính mạng và cuộc sống của hàng trăm hộ dân trong thôn.

Dự án này trực tiếp ảnh hưởng và đe dọa đến các xứ đạo như Diên Trường, Hòa Ninh, Văn Phú, Giáp Tam, Vĩnh Phước, Cồn Sẻ… thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình và đe dọa 9 xã thuộc hạ lưu của phía Nam Quảng Bình.

Người dân Quảng Bình vốn đã không lạ gì các dự án đập thủy điện gây tai họa như thế nào, đe dọa cuộc sống của họ ra sao và chuyện tai họa do các đập thủy điện gây ra họ đã từng nếm trải.

Trước đó, đập thủy điện Hố Hô tại vùng Hương Khê, Hà Tĩnh đã gây nhiều tai họa khi xả lũ bất ngờ, nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà, biến tài sản của người dân tích cóp bao nhiêu đời trôi theo dòng nước.

Nhưng, chính quyền và nhà đầu tư chỉ phủi tay và người dân cứ kêu Trời.

Vì vậy, người dân tại đây đã phản đối quyết liệt dự án này khi dự định nâng cao thêm cả chục mét và đưa lên vùng có độ dốc lớn hơn.

Trước sự phản đối của người dân, nhà cầm quyền huyện Quảng Trạch và nhà cầm quyền Quảng Bình đã tìm mọi cách để ép buộc cũng như lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để lừa bịp, trấn an người dân tại đây trước nguy cơ của hệ thống đập tại đây.

Thậm chí, nhiều cán bộ đã thề thốt và “bảo đảm” rằng sẽ không ảnh hưởng đến đời sống người dân sau khi thi công đập.

Thế nhưng, nhiều người dân có hiểu biết và các linh mục đã tham gia phản đối, sự phản đối này được sự ủng hộ mạnh mẽ của không chỉ giáo dân tại đây mà cả rất đông đảo lương dân muốn phản đối nhưng không thể tập hợp được số lượng đông đảo.

Trước những hành động bảo vệ cuộc sống người dân của các linh mục, nhà cầm quyền đã lại dùng chiêu bài lừa bịp và vu khống các linh mục như đã dùng xưa nay ở nhiều nơi.

Đài truyền hình Ba Đồn đã vu khống Linh Mục Nguyễn Văn Hảo, quản xứ Diên Trường… rằng kích động người dân.

Những người biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền có sự giải thích, đáp ứng các thắc mắc của người dân về dự án này chứ không chỉ vài lời thề thốt hứa hẹn chung chung.

Chia sẻ ý kiến về những lời thề thốt bảo đảm của các cán bộ cộng sản với sự an toàn của đập nước, người dân ở đây cho biết: “Khi nào cán bộ thề thốt đảm bảo đập an toàn bằng cách chuyển gia đình, vợ con và tài sản về dưới chân đập hoặc trong vùng bị đe dọa, thì khi đó người dân mới có thể tin lời cán bộ cộng sản”.

Chia sẻ với chúng tôi, Linh Mục Phero Trần Văn Thành, Quản xứ Tam Tòa, người đã giữ chức Trưởng phân ban Caritas của Giáo Phận Vinh tại Quảng Bình, thường xuyên phải đi cứu trợ lũ lụt cho chúng tôi biết: “Nếu dự án được thi công, khi dự án xả nước thì 9 xã sẽ bị ngập lụt hết. Đa số dân phản đối ở đó là dân lương ở xã Quảng Sơn, nhất là thôn ở ngay gần chân đập là thôn không có người công giáo.  Trước đây đã có đập họ đắp cũ rồi. Bây giờ họ định đắp cao hơn và có nguy cơ đối với cuộc sống của người dân. Người dân thấy nguy cơ nên họ đã tập trung phản đối. Họ đã đưa các bản cam kết để người dân ký, nhưng người dân phản đối, không đồng ý”.

Linh Mục Bone Trương Văn Vút, người được các linh mục và giáo dân ví là “Cha Già Của Người Dân Tộc” bởi vì ngài là luôn quan tâm đến bà con nghèo ở các bản làng trong khu vực Quảng Bình… đã theo dõi và cho chúng tôi biết: “Đập này rất nguy hiểm, với độ cao so với mức người dân ở phải cao đến hơn 20 mét. Bây giờ họ định dời cao hơn, đắp cao hơn để lấy nguồn nước mạnh hơn. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho đời sống, tính mạng của người dân. Đây là hạ lưu của hai nguồn sông là Nguồn Son và Nguồn Nậy. Do vậy lưu lượng nước sẽ rất lớn và đe dọa người dân.

Chính quyền đang đi vận động từng nhà để ký đồng ý thì họ sẽ dời nhà ngay chân đập. Nhưng những vùng dân hạ lưu này thì hết sức nguy hiểm với độ cao và lượng nước đó khi xả lũ thì chưa biết nó sẽ trôi đến đâu.

Những người lương dân rất phấn khởi vì họ cho biết hôm trước họ đã phản đối nhưng chưa có đủ sức mạnh của lực lượng”.

Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, sau đó mọi người giải tán và tất cả đồng tâm nhất trí về việc phản đối dự án đem nguy cơ đe dọa treo lơ lửng trên đầu người dân tại đây.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.