Đòi cải tổ chính trị: Sinh viên, học sinh Hong Kong tuyên bố bãi khóa 2 tuần

Các lãnh tụ sinh viên Hong Kong trong một cuộc họp báo. Ảnh: FB Ngô Nhật Đăng
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đáp lại phát biểu của ông bộ trưởng giáo dục Hong Kong rằng không nên đưa chính trị vào trường học và tẩy chay không đến trường là tước bỏ cơ hội học tập của trẻ em.

Hongkongers trả lời:

Sinh viên từ 10 trường đại học cùng với hơn 100 trường trung học của Hong Kong vừa tổ chức một buổi họp công bố về kế hoạch chi tiết cho bãi khóa kỳ này.

Họ ra tối hậu thư cho chính quyền Hong Kong mà đại diện là bà Carrie Lam phải tuyên bố luật dẫn độ bị hủy bỏ vĩnh viễn, điều tra độc lập về bạo lực của cảnh sát đối với người biểu tình và phản hồi 5 yêu cầu của người biểu tình đối với chính phủ.

Chiến dịch sẽ được khởi động vào ngày 2 tháng Chín, 2019, là ngày khai giảng của Hong Kong và sẽ kéo dài đến 13 tháng Chín, nếu chính phủ không phản hồi trước ngày đó thì sẽ là khởi đầu cho một cuộc bãi khóa vô thời hạn. Các đại diện của 10 trường đại học nói rằng khi bà Carrie Lam phát biểu chính phủ sẽ xây dựng một nền tảng cho việc đối thoại hòa bình thì hãy chứng minh lòng chân thành của mình bằng cách thực hiện 5 yêu cầu.

Đối với học sinh cấp 2, mỗi tuần sẽ bãi khóa một lần để tham gia biểu tình, còn lại sẽ mang đến lớp những khẩu hiệu, mặt nạ, biểu tượng ủng hộ cho biểu tình. Hàng chục ngàn tờ rơi kêu gọi tẩy chay đã được phát khắp thành phố. Hua Hua, một học sinh 17 tuổi nói: “Chúng tôi chỉ muốn tẩy chay lớp học chứ không phải tẩy chay trường học” – Thật tuyệt vời với 1 người 17 tuổi, em nói thêm: “Chúng tôi muốn có bức tường Lennon trong trường của mình”.

Một học sinh 16 tuổi khác, có tên Raut – Hin cho biết, các em có thảo luận với giáo viên chủ nhiệm về việc nghỉ học đi biểu tình, các em được trả lời rằng đó là sự tự lựa chọn nhưng cần có thêm sự đồng ý của cha mẹ.

Mới đây, có một cuộc biểu tình do các học sinh cấp 2 tổ chức có khoảng 500 người tham gia gồm cả phụ huynh và giáo viên, một cô bé 15 tuổi thành viên của ban tổ chức biểu tình cho biết cô muốn cung cấp một nền tảng để học sinh cấp 2 có thể yên tâm thảo luận về phong trào phản kháng. “Ở đây có cả giáo viên và nhân viên xã hội vì vậy học sinh có cơ hội biết thêm về quan điểm của người lớn” – cô nói.

Chan, một giáo viên trung học 30 tuổi nói, nếu người lớn có quyền đình công thì cũng nên tôn trọng quyền bãi khóa của học sinh.

Tuổi trẻ Hong Kong thật tuyệt vời, tất nhiên. Nhưng tôi thấy kính nể các bậc phụ huynh Hong Kong, không phải cha mẹ nào cũng đồng ý để con cái mình bỏ học tham gia vào chính trị.

Nguồn: FB Ngô Nhật Đăng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.