Bao giờ đất nước đứng lên?

Tuổi trẻ Hong Kong xuống đường tại khu phố du lịch Vượng Giác (Mongkok) phản đối dự luật dẫn độ, ngày 7 tháng Bảy, 2019. Ảnh: Reuters/Tyrone Siu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ Hong Kong

Hôm 21 tháng Chín, 2019, cuộc đấu tranh của những thanh thiếu niên Hong Kong bước sang ngày thứ 105. Mạng xã hội lan truyền đoạn phỏng vấn một thanh niên trẻ Hong Kong lý do mà anh tham gia cuộc biểu tình lịch sử này. Câu trả lời của anh thực sự xúc động lòng người.

“…Tôi sẵn lòng hy sinh mạng sống của mình vì cuộc đấu tranh này. Đơn giản vì đây là xứ sở của chúng tôi. Tại sao chúng tôi không đấu tranh vì nó? Tại sao chúng tôi không chiến đấu cho xứ sở của mình? Hãy nhìn xung quanh đây, những thanh niên này, tất cả họ sẽ trở thành nô lệ. Năm 2047 sẽ tới và họ khi đó đã ở tuổi trung niên, tất cả sẽ là nô lệ”

Cho đến bây giờ, cuộc đấu tranh của người Hong Kong đã cuốn hút hầu như toàn bộ người dân Hong Kong tham gia và ủng hộ, bất kể tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, giai cấp. Đỉnh điểm của cuộc biểu tình vào ngày 17 tháng Sáu, 2019 có tới hơn 2 triệu người đã xuống đường.

Kéo dài suốt hơn ba tháng qua, liên tục các cuộc biểu tình như những đợt triều dâng không ngơi nghỉ. Cuộc sống ở Hong Kong đã thay đổi hoàn toàn. Học sinh bãi khóa, thày cô giáo xuống đường cùng học sinh, sinh viên. Giới luật sư, bác sĩ, công nhân, kỹ sư,… tổ chức biểu tình, đình công luân phiên. Xã hội Hong Kong đã được chuyển biến nhanh chóng một cách kỳ lạ để thích ứng cho một đấu tranh trường kỳ. Hàng trăm những tổ chức, đội nhóm bí mật phụ trách các công tác hậu cần, kinh tài, truyền thông, vận động quốc tế, địch vận, y tế… cho đến tuyến đầu các cuộc biểu tình là những thanh niên dũng cảm không hề sợ hãi.

Hãy đọc “tuyên ngôn” của họ trong cuộc đấu tranh này để hiểu rằng họ sẵn lòng hy sinh cho Tự Do.

“…Vì những giọt nước mắt của chúng ta rơi trên mảnh đất này. Vì những nỗi thống khổ của chúng ta trong cảnh hỗn loạn này. Chúng ta ngẩng cao đầu cất tiếng hát hào hùng. Hy vọng để Tự Do sẽ mọc rễ ở đây. Vì nỗi sợ hãi hiện ra trong đầu. Vì hy vọng mà chúng ta tiến lên. Chúng ta đi trong máu của những người đã hy sinh. Hãy để Tự Do tỏa sáng ở Hong Kong…Glory to Hong Kong.

Bất chấp đàn áp ngày một tàn bạo dã man hơn của lực lượng hắc cảnh, côn đồ từ Trung Quốc đại lục, máu đã đổ, hàng trăm thương vong và khoảng 1.300 người bị bắt giữ, Hong Kong vẫn biểu tình kiên cường, mạnh mẽ, uyển chuyển đúng như phương châm của họ “BE WATER”. Nhìn những thanh niên còn rất trẻ bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, bị trói giật khuỷu tay, nhưng tất cả ánh mắt, thần thái gương mặt đều toát lên sức mạnh đức tin đến kinh ngạc, điềm nhiên như không. Họ không hề run sợ. Tất cả đều là những tông đồ sẵn sàng bước lên đoạn đầu đài – sẵn sàng chết cho Tự Do. Một dân tộc như thế, một cộng đồng như thế thì không một sức mạnh đen tối nào có thể khuất phục. Dân tộc đó, cộng đồng đó xứng đáng có được Tự Do, Thịnh Vượng.

… nhìn về Việt Nam

Hôm qua, 21 tháng Chín, 2019, hàng trăm thanh niên Việt Nam xếp hàng dài trước các cửa hàng Bitexco để chờ mua những đôi giày mới Adidas hiệu Yeezy Boost 350 V2 Cloud White có giá gần chục triệu đồng/đôi. Họ đã phải xếp lượt đăng ký từ 4-5 ngày trước đó. Cách đây không lâu, khi những chiếc điện thoại iPhone XS đầu tiên được bán ở iPhone Store tại Singapore, những đoàn người Việt cũng xếp hàng qua đêm để dành mua. Hầu hết những người trẻ ở đây đều ăn mặc rất thời thượng, những “set” đồ trị giá hàng ngàn Mỹ kim, hầu hết chỉ cắm cúi vào màn hình những chiếc smartphone đắt tiền chơi game hoặc ngó nghiêng với điệu bộ thất thần, đờ đẫn. Có thể dễ dàng biết họ xuất thân từ những gia đình có kinh tế rất khá giả, giàu có ở Việt Nam.

Những hình ảnh này thật trái ngược với các thanh niên ở Hong Kong. Giới trẻ Việt Nam đa phần đều không quan tâm tới chính trị, sự hiểu biết về xã hội và luật pháp nông cạn một cách đáng kinh ngạc. Tuy vậy, họ thường thích thể hiện tình yêu đất nước bằng cách cổ vũ nhiệt thành những trận cầu của đội tuyển quốc gia, tổ chức đua xe và hò hét điên cuồng “Việt Nam vô địch”.

Họ cũng rất quan tâm đến những thần tượng Kpop và cuồng loạn đón chào, khóc lóc, ôm hôn cái… ghế ngồi của thần tượng khi có thể. Nhưng nếu để nói về những vấn đề về chính trị, về xã hội, môi trường thì họ hờ hững kỳ lạ. Tất nhiên, không phải tất cả đều như thế. Nhưng số người trẻ quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội là thiểu số. Quan điểm phổ biến rằng hãy lo cho cái “nồi cơm” của nhà mình trước và mọi việc đã có đảng và nhà nước lo.

Họ chấp nhận thực tế rằng tất cả quan chức của bộ máy nhà nước đều tham nhũng và hãy “khôn ngoan” lựa chọn phe nhóm nào mạnh nhất để “theo đóm ăn tàn”. Tính thực dụng đến bỉ tiện của những thế hệ thấm nhuần “đạo đức cách mạng” đã được di truyền cho những thế hệ sau một cách triệt để.

Đã hơn hai tháng qua, Trung Quốc cho tàu Hải Dương 8 cùng hạm đội hộ tống xuống bãi cạn Tư Chính thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để thăm dò trữ lượng dầu khí và chuẩn bị lắp đặt giàn khoan ngay trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam. Vào đúng ngày 2 tháng Chín, 2019, Trung Quốc đã bắn thẳng vào giàn khoan DK1/18 gây thương vong cho lực lượng hải quân đóng trú tại đây. Thiếu tá Nguyễn Xuân Tài, quê Quảng Bình hy sinh nhưng nhà cầm quyền hèn hạ đến mức không dám công bố mà lấy lý do chiến sĩ bị “nhồi máu cơ tim”.

Trước áp lực của Trung Quốc và rủi ro xung đột vũ trang này, Repsol đã chính thức từ bỏ các dự án liên doanh với Việt Nam. Toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam tê liệt. Ngoài mấy lời phản đối, đề nghị, gửi công hàm ngoại giao rồi… câm nín. Đội quân có lực lượng lớn nhất Đông Nam Á, với hơn 400 tướng lĩnh, kinh phí để nuôi hàng năm lên tới 30% GDP quốc gia thực sự là đồ phế vật. Không một quan chức chính phủ, đảng, quân đội nào đứng lên lên án kẻ xâm lược. Sự hèn hạ, vô liêm sỉ của giới chức cầm quyền CSVN đã tới cùng cực.

Ngày 21 tháng Chín, 2019 đã gần một tháng kể từ thảm họa cháy nhà máy Rạng Đông gây ra tình trạng phơi nhiễm thủy ngân diện rộng trên địa bàn Hà Nội khiến hàng trăm người nhiễm độc và hàng ngàn hộ gia đình đứng trước rủi ro cao về ô nhiễm nghiêm trọng nhưng nhà cầm quyền không có bất cứ động thái hay giải pháp nào bảo vệ sức khỏe người dân ngoài những phát ngôn sáo rỗng, ngụy biện quẩn quanh và dối trá.

Kỳ lạ hơn nữa, những cư dân ở khu vực bị phơi nhiễm độc chất cũng không có động tác nào kiến nghị, đấu tranh cho quyền lợi cho chính họ ngoài việc… chuyển nhà đi nơi khác ở. Thử hỏi, ngay cả những vấn đề liên quan chính sức khỏe, tính mạng của họ mà không màng tới, không có hành động nào để tự mình bảo vệ thì quả thực không còn gì để nói. Họ xứng đáng thân phận của nô lệ? Điều gì đã biến những con người này thành giống loài bàng quan, vô tri tới mức không còn cả bản năng sinh tồn trước những mối nguy hiển hiện?

Cũng hôm 21 tháng Chín, 2019, đi qua vùng cửa sông Bạch Đằng, nhìn dòng sông mênh mông mải miết chảy ra biển Đông, cúi đầu nghe tiếng sóng tưởng nghe ngàn vạn tiếng quân reo từ quá khứ hào hùng của cha ông mà thấy lòng uất nghẹn. Cả một dải non sông gấm vóc, “bản dư đồ ông cha nhọc khó” mấy ngàn năm đang bị dẫm đạp, bị ô nhục vì những kẻ cầm quyền đang tâm mãi quốc cầu vinh. Cả một dân tộc trong cơn mê sảng, lặn ngụp trong vũng lầy không lối thoát. Ngước mắt nhìn lên thấy một vầng thái dương đỏ như cục máu bầm mà tự hỏi “Bao giờ đất nước đứng lên?”

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.