Vạch trần cáo buộc vô căn cứ của nhà nước cộng sản với Đảng Việt Tân

Từ trái sang phải: Ông Châu Văn Khảm, ông Nguyễn Văn Viễn, anh Trần Văn Quyền.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 11 tháng Mười Một, 2019, tòa án cộng sản đã tuyên án với mức hình phạt rất nặng: Ông Châu Văn Khảm là 12 năm tù và trục xuất khỏi Việt Nam sau khi mãn hạn tù, ông Nguyễn Văn Viễn là 11 năm tù và 5 năm quản chế, ông Trần Văn Quyền là 10 năm tù và 5 năm quản chế.

Luật Sư Đặng Đình Mạnh là một trong những người bào chữa đã viết một status ngắn như sau:

“… Nếu được tham khảo hồ sơ vụ án, chắc chắn, công chúng sẽ rất ngạc nhiên khi trong hồ sơ không có bất kỳ chứng cứ nào mô tả về những âm mưu hoặc hành vi bạo lực, bạo động, phá hoại của nhóm ba người này để nhằm mục đích gây hoang mang, lo sợ trong dân chúng cả! Thế thì, tại sao họ bị truy tố về tội khủng bố khi mà không có bất kỳ hành vi khủng bố nào?

Câu trả lời nằm ở tam đoạn luận này :

– Tổ chức Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (tổ chức Việt Tân) bị Bộ Công an xếp vào tổ chức khủng bố tại Việt Nam.
– Các ông Khảm, Viễn và Quyền tham gia tổ chức Việt Tân.
– Vậy, họ là kẻ phạm tội khủng bố phải bị truy tố.

Cho thấy, chính yếu tố THAM GIA tổ chức Việt Tân mà họ bị truy tố.”… (hết trích)

Trước khi bàn đến tam đoạn luận trong status của Luật Sư Mạnh, tôi xin tóm tắt một vài điều cần biết về tam đoạn luận. Thí dụ :

− Là người thì phải chết (gọi là tiền đề 1)
− Mà ông Hùng là người (tiền đề 2)
− Thì ông Hùng phải chết (kết luận)

Trong một tam đoạn luận, câu kết luận thường đi từ hai tiền đề, nói cách khác, hai tiền đề có đúng thì kết luận hay tam đoạn luận mới đúng. Sau đây là một tam đoạn luận sai:

− Dân sống ở Paris là người Pháp (tiền đề 1)
− Mà anh sống ở Paris (tiền đề 2)
− Thì anh là người Pháp (kết luận)

Ai cũng thấy tam đoạn luận này trật lất. Sống ở Paris có thể mang bất cứ quốc tịch nào. Thí dụ trên cho thấy cái sai đến từ cách suy diễn. Dưới đây là một hình thức suy diễn khác của tiền đề 1:

− Dân chúng phải phục tùng chính quyền (tiền đề 1)
− Mà anh là người dân (tiền đề 2)
− Thì anh phải phục tùng chính quyền. (kết luận)

Đây không chỉ là sai ở tiền đề 1, mà còn là sự ngụy biện hay đúng ra là lập lờ. Dân chỉ phải phục tùng chính quyền nếu chính quyền đó xứng đáng (đây đúng là câu nói của nhà văn Mark Twain: Người yêu nước thì luôn luôn hỗ trợ cho đất nước, nhưng chỉ hỗ trợ cho chính quyền khi nó xứng đáng (Patriotism is supporting your country all the time, and your government when it deserves it))

Hai thí dụ trên trình bày cái sai từ tiền đề 1, và dưới đây là một tam đoạn luận sai tiền đề 2:

− Các loài chim thì đều có hai chân (tiền đề 1)
− Mà ông Hùng có hai chân (tiền đề 2)
− Vậy ông Hùng là loài chim (kết luận)

Cái sai của tam đoạn luận này là tiền đề 2 chẳng liên quan gì đến tiền đề 1. Để thấy rõ, chúng ta thử xem một tam đoạn luận đúng:

− Các số tận cùng bằng 5 hoặc 0 thì chia chẵn cho 5 (tiền đề 1)
− 25 tận cùng bằng 5 (tiền đề 2)
− Vậy 25 chia chẵn cho 5.

Tam đoạn luận này đúng vì tiền đề 2 là một phần của tiền đề 1. Trong toán học người ta nói tập hợp các số ở tiền đề 1 bao hàm các số ở tiền đề 2. Trong khi đó ở thí dụ về các loài chim, ông Hùng và các loài chim không ăn nhập gì với nhau tựa như thí dụ dưới đây :

− Con ngựa chạy nhanh
− Mà anh Hùng chạy nhanh
− Vậy anh Hùng là con ngựa.

***

Bây giờ chúng ta đi vào tam đoạn luận của Luật Sư Mạnh nói về việc nhà nước dùng tam đoạn luận để kết án những người đấu tranh có liên quan đến đảng Việt Tân. Tam đoạn luận của nhà nước cộng sản là:

− Việt Tân bị Bộ Công An xếp vào tổ chức khủng bố tại Việt Nam.
− Các ông Khảm, Viễn và Quyền tham gia tổ chức Việt Tân.
− Vậy, họ là kẻ phạm tội khủng bố phải bị truy tố.

Trước tiên chúng ta bàn về tiền đề 1. Bộ Công An căn cứ vào đâu để xếp Việt Tân vào thành phần khủng bố? Có nhiều cách định nghĩa về khủng bố nhưng yếu tố đầu tiên phải là có võ trang, có bạo lực. Và nếu như thế thì trước năm 1975, các hoạt động võ trang chống lại chính phủ VNCH của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTGP) có thể được xem là khủng bố hay không? Yếu tố thứ hai cấu thành tội khủng bố là các hành động bạo lực nhắm vào thường dân, thì việc MTGP giật mìn xe đò, đặt bom giết hại thường dân, ám sát các viên chức dân sự VNCH thì có được xem là khủng bố hay không?

Nói tóm lại tiền đề 1 của tam đoạn luận của tòa án công sản sai hoàn toàn.

Ở đây tôi xin nêu lên một chi tiết để làm rõ cái sai của tiền đề 1. Số là trong phiên tòa của tôi (tháng Tám, 2011), Luật Sư Trần Vũ Hải đã nhiều lần đặt câu hỏi với Viện Kiểm sát lẫn Tòa rằng có một văn bản pháp lý nào chứng tỏ Việt Tân là khủng bố hay không? Câu hỏi được đặt đi đặt lại nhiều lần nhưng không hề được trả lời và phải đợi đến 5 năm sau (tháng Mười,  2016) Bộ Công An mới đưa Việt Tân vào danh sách khủng bố, điều đó có nghĩa rằng các kết luận của Viện Kiểm Sát cũng như của Tòa đều vô căn cứ.

Và rồi tức khắc sau đó vài ngày, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã bác bỏ và không xem Việt Tân là khủng bố. Và gần đây nhất, ngày 21 tháng Năm, 2019, Liên Hiệp Quốc đã cập nhật danh sách khủng bố gồm 260 người và 84 tổ chức, nhưng không hề có tên của Việt Tân. Điều này cho thấy kết luận của Bộ Công An là hoàn toàn vô căn cứ.

Sang tiền đề 2. Theo Luật Sư Mạnh thì: ”Nếu được tham khảo hồ sơ vụ án, chắc chắn, công chúng sẽ rất ngạc nhiên khi trong hồ sơ không có bất kỳ chứng cứ nào mô tả về những âm mưu hoặc hành vi bạo lực, bạo động, phá hoại của nhóm ba người này để nhằm mục đích gây hoang mang, lo sợ trong dân chúng cả! Thế thì, tại sao họ bị truy tố về tội khủng bố khi mà không có bất kỳ hành vi khủng bố nào?” Để minh chứng cho thắc mắc của Luật Sư Mạnh, tôi xin kể những gì đã xảy ra với chính mình.

Trước phiên xử sơ thẩm ngày 11 tháng Tám, 2011, một sĩ quan quản giáo đã yêu cầu tôi đưa cho ông ta bản cáo trạng của mình. Sau khi xem xong ông đã phán (xin lỗi) : “Đ.M. Cáo trạng đéo có cái gì mà ông phải sợ”. Về sau này tôi mới biết là nó “chẳng có cái gì” thật. Chuyện chưa chấm dứt ở đây. Sau khi ở tòa về lại trại giam với bản án 3 năm tù, lại cũng chính ông quản giáo này vỗ đùi cái đét rồi cười như hoa: “Đấy ông thấy tôi nói có đúng không. Không có gì bị ba năm là phải rồi, thoáng cái về ngay ấy mà!” Cái truyện này tôi đã từng được đọc trong cuốn “Những nụ cười sau bức màn sắt”, không ngờ nó lại xảy ra với mình.

Tóm lại, tôi có thể khẳng định điều Luật Sư Mạnh rằng hầu như tất cả các bản cáo trạng đối với các thành viên Việt Tân đều không có bất kỳ hành vi khủng bố nào nhưng Tòa án có mắt như mù, chỉ đọc, nghe và tuyên một bản án có sẵn.

Tam đoạn luận của nhà nước cộng sản còn sai ở tiền đề 2 “Các ông Khảm, Viễn và Quyền tham gia tổ chức Việt Tân”. Chỉ “tham gia” là đủ để kết luận là khủng bố? Đơn giản vậy sao? Để vạch ra cái sai của lý luận này, chúng ta thử xem tam đoạn luận sau:

− Phái đoàn Olympic VN đoạt 3 huy chương vàng.
− Đội tuyển bóng đá tham gia phái đoàn Olympic VN.
− Vậy đội tuyển bóng đá đoạt 3 huy chương vàng.

Ai cũng thấy cái sai. Hành động “tham gia” và hành động “đoạt huy chương vàng” không nhất thiết phải có liên quan gì với nhau.

Tôi còn nhớ vào năm 2009, trong một lần trao đổi về khái niệm khủng bố giữa hai nước Việt Nam và Mỹ, Tướng Công An Nguyễn Văn Hưởng đã hỏi ông Michalak, Đại Sứ Mỹ:

− Nếu có một thành viên Al-Qaeda vào Mỹ thì các ông có bắt hay không?− Bắt chứ!

− Thế tại sao ông chỉ trích VN bắt các thành viên của Việt Tân (cho dù lúc đó Việt Tân chưa bị ghép vào tội khủng bố)?

− Tôi bắt họ nhưng nếu người ấy chỉ tham gia với vai trò nấu bếp hoặc đọc kinh thì tôi phải thả thôi.

Nói trắng ra, việc bắt một người là tùy thuộc họ LÀM cái gì chứ không phải họ LÀ cái gì. Việc nó đơn giản như thế mà không lẽ nhà nước cộng sản Việt Nam không biết. Câu chuyện này được thuật đến đây chứ sau đó tôi không biết Tướng Hưởng phản ứng thế nào.

Trở lại tam đoạn luận mà Luật Sư Đặng Đình Mạnh nêu lên về câu chuyện ông Khảm và những người bạn thì chúng ta có thể tóm lại như vầy: Vì Việt Tân là một trong những tổ chức đang làm nhà cầm quyền đau đầu thì cứ gán cho họ là khủng bố và hễ bất cứ ai tham gia hoặc có liên quan đến Việt Tân sẽ bị rầy rà. Nếu quan hệ ít thì có thể bị cấm về nước, quan hệ nhiều thì đi tù. Việc kết án này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của một số người Việt.

Dù chỉ là một status nhỏ và với lời lẽ của một luật sư, nhưng thông điệp của Luật Sư Mạnh là rất rõ ràng: Nhà cầm quyền cộng sản đang dùng đủ mọi thủ đoạn để hãm hại người đấu tranh và đặc biệt chúng đang nỗ lực để cô lập các lực lượng đấu tranh cho dân chủ.

Phạm Minh Hoàng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.