Hong Kong: Cuộc chiến giữa thiện và ác

Thế hệ trẻ Hong Kong chiến đấu bảo vệ những giá trị họ đã và đang có - một cuộc chiến vì tương lai của chính họ và các thế hệ sau.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có thể nói, thế hệ của chúng tôi là thế hệ Hong Kong.

Chúng tôi đã lớn lên với những bộ phim hình sự, phim chưởng, phim tình cảm Hong Kong. Lối sống, tình cảm và xã hội Hong Kong vừa hấp dẫn vừa gần gũi. Hong Kong trong ký ức chúng tôi là một thành phố, thậm chí là một “đất nước” lý tưởng, biệt lập, tân tiến và nhân bản.

Hình ảnh cảnh sát Hong Kong gần như là một khuôn mẫu mơ ước. Hong Kong không có vẻ gì là Trung Quốc, thuộc Trung Quốc. Hong Kong thuộc về thế giới tân tiến tự do, là một phép màu châu Á, hay nói đúng hơn là niềm tự hào của người Trung Hoa cho dù Hong Kong đã được nhào nặn, hun đúc bởi người Anh.

Chính Trung cộng phải bắt chước Hong Kong qua mô hình Đặc khu Thâm Quyến. Nhưng sự bắt chước ấy, cái “made in China” ấy chỉ có thể hao hao giống phần xác chứ không giống được phần hồn là phần tinh tuý nhất. Thâm Quyến là một con robot với trí khôn nhân tạo nhưng sẽ mãi mãi không có được trái tim của con người. Các quốc gia độc tài cộng sản không bao giờ có được trái tim của con người.

Cuộc đấu tranh bền bỉ từ sáu tháng qua của người Hong Kong là một cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa con người và cỗ máy chuyên chính vô sản, giữa lương tri nhân loại và cuồng vọng bá quyền cộng sản. Người Hong Kong đã hơn một lần chinh phục con tim của thế giới như đã từng ngự trị trong lòng của hàng triệu người trong đó có thế hệ chúng tôi.

Hong Kong chỉ là một thành phố, nhưng khi đồng bào tôi bỏ mình nơi biển cả, khi hàng trăm ngàn đồng bào miền Bắc đã vượt biển đi tìm đường sống, khi con dân của cả nước Việt quăng mình ra biển để tìm sự sống, khi một số quốc gia ngoảnh mặt làm ngơ, thì thành phố cỏn con ấy đã dang tay đón lấy những người Việt Nam bất hạnh.

Hơn 40 năm sau chuỗi thời gian đau thương và tủi nhục ấy, những thuyền nhân khốn khổ năm xưa đã thành tựu và trở thành công dân của nhiều nước tân tiến trên thế giới. Chắc giờ đây nhìn tuổi trẻ Hong Kong đang đổ máu và nước mắt, đang phải đánh đổi cả mạng sống của mình cho tương lai, những thuyền nhân năm xưa ắt hẳn phải đau buồn lắm. Hãy nghĩ về Hong Kong, hãy lên tiếng cho Hong Kong, hãy bảo bọc Hong Kong theo cách của mình để con thuyền Hong Kong không bị đắm trong cơn bão dữ.

Hong Kong đã dũng mãnh đón nhận số phận nghiệt ngã của mình, Hong Kong không chờ đợi phép màu, Hong Kong không chờ đợi một minh quân, Hong Kong không đòi hỏi ai phải đổ máu vì mình. Hong Kong đứng lên và đối diện với bão tố. Hong Kong chính là sự thức tỉnh của lương tri đã lâu rồi ngủ quên bởi những lời đường mật.

Nhà cầm quyền Hong Kong ngày hôm nay đã đánh mất đi giá trị của mình, đã đánh mất đi vốn quý vô song của mình: tuổi trẻ Hong Kong. Cảnh sát Hong Kong đã rũ bỏ đi hình ảnh tốt đẹp của mình, ít nhất là hình ảnh đã có được qua phim ảnh. Nhà cầm quyền Hong Kong đã đánh mất đi đôi cánh thiên thần để khoác lên mình tấm áo tử thần, đã đánh đổi con tim đỏ hồng bằng cỗ máy đỏ bầm cộng sản. Một dấu chấm hết cho chính quyền Hong Kong nhưng lại là một trang sử mới của phép màu tuổi trẻ Hong Kong.

Xưa nay luận anh hùng không ở nơi thành bại.

Ngày hôm nay nhà cầm quyền Hong Kong, nhà cầm quyền Trung cộng có thể chiến thắng trong trận chiến không cân sức này, nhưng tuổi trẻ Hong Kong, người dân Hong Kong, đã chứng minh cho thế giới như thế nào là lòng khao khát tự do, như thế nào là uy lực của lương tri và như thế nào sự sống còn cho nhân phẩm.

Tôi sắp đi qua quỹ thời gian tuổi trẻ của mình. Tôi không có gì để có thể tự hào với con cái của tôi, với quê hương dân tộc của tôi. Tôi xin cúi đầu ngưỡng mộ tuổi trẻ Hong Kong, trước ánh mắt Kinh Kha của cô gái trẻ bị còng tay, trước khuôn mặt bê bết máu đầy uy dũng của người bạn trẻ dưới gót chân cảnh sát, trước gương mặt điềm nhiên vô uý của những nạn nhân xấu số Hong Kong.

Tuổi trẻ Hong Kong, các bạn là niềm tự hào của Châu Á, một “Châu Á bệnh phu” chỉ biết sống cúi đầu trước bạo quyền từ hàng nghìn năm qua, trong đó có chúng tôi, những kẻ sống hèn!

18-11-2019

Nguồn: FB Đình Đại

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.