Trung Quốc muốn biến Campuchia thành tiền đồn quân sự chống Việt Nam

Sân bay Dara Sakor đang được nhà thầu Trung Quốc xây tại một khu rừng rậm hoang sơ ở tây nam Campuchia theo hướng ra biển. Cùng với việc họ đổ tiền xây dựng một cảng nước sâu đủ để chứa tàu chiến tại đây, nhiều chuyên gia quân sự đang nghi ngờ Trung Quốc muốn sử dụng Campuchia như là một tiền đồn quân sự ở phía tây nam Việt Nam. Ảnh: Adam Dean/New York Times
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều chuyên gia quân sự đang nghi ngờ Trung Quốc muốn sử dụng Campuchia như là một tiền đồn quân sự quan trọng, khi đổ tiền xây dựng ở khu rừng rậm nhiệt đới xa xôi của Campuchia một sân bay quốc tế và một cảng nước sâu đủ để chứa tàu chiến.

Sân bay Dara Sakor đang được nhà thầu Trung Quốc xây tại một khu rừng rậm hoang sơ ở tây nam Campuchia theo hướng ra biển. Khi được hoàn thành, sân bay quốc tế Dara Sakor ở tỉnh Koh Kong sẽ có đường băng dài nhất Campuchia.

Cách đó không xa, theo tin từ các quan chức quân đội Mỹ, cũng trên bờ biển Dara Sakor, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận độc quyền mở rộng căn cứ hải quân Ream trong vòng 30 năm.

Các công ty Trung Quốc phụ trách xây cảng và sân bay kể trên lẫn chính quyền Bắc Kinh khẳng định chúng chỉ phục vụ mục đích dân sự. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ hoài nghi và quan ngại rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch biến quốc gia Đông Nam Á nầy thành một tiền đồn quân sự riêng mình, cũng giống như cách họ dựng căn cứ đầu tiên ở châu Phi.

“Tại sao Trung Quốc lại muốn xây đường băng giữa rừng rậm? Công trình này sẽ giúp Trung Quốc phát huy sức mạnh không quân ra toàn khu vực, làm thay đổi hoàn toàn cuộc chơi,” Prof. Sophal Ear, nhà khoa học chính trị tại Đại Học Phương Tây (Occidental College) ở Los Angeles, Mỹ, nhận định với tờ New York Times.

Trong khi đó, ông Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết: “Chúng tôi lo ngại rằng đường băng và các cơ sở hạ tầng bến cảng ở Dara Sakor đang được xây dựng nhằm phục vụ mục đích quân sự bởi quy mô của nó vượt xa nhu cầu hạ tầng cho hoạt động thương mại cả ở hiện tại và tương lai.”

Thủ Tướng Campuchia Hun Sen luôn phủ nhận sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở Campuchia. Tuy nhiên, những thông tin mà tình báo Mỹ đang nắm giữ dường như trái ngược với điều đó.

Theo dự thảo mật ước mà Mỹ có trong tay, thì Trung Quốc được sử dụng căn cứ Ream trong 30 năm, và sau đó mỗi 10 năm, thỏa thuận sẽ được tự động gia hạn. Trong thời gian này, Trung Quốc có toàn quyền đưa binh sĩ, trữ vũ khí và điều tàu chiến ra vào cảng này.

Những động thái này tương ứng với mối quan hệ quân sự ngày càng khăng khít giữa Campuchia và Trung Quốc. Hai năm trước, quân đội Campuchia hủy các cuộc tập trận chung với Mỹ và bắt đầu các cuộc tập trận chung với Trung Quốc. Gần đây, Thủ Tướng Hun Sen cũng tuyên bố ông đã chi 240 triệu USD mua vũ khí Trung Quốc.

Nếu những thông tin về mật ước cho Trung Quốc duy trì khí tài trên đất Campuchia là đúng, đây sẽ là căn cứ đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á. Và vị trí chiến lược quan trọng này sẽ củng cố tham vọng bành trướng ở Biển Đông của Bắc Kinh.

Trước những động thái trên của Trung Quốc, Giáo Sư Sophal Ear, một nhà khoa học chính trị, chuyên gia về kinh tế chính trị, ngoại giao và các vấn đề quốc tế, nhận định:

Việt Nam và Đài Loan nên lo lắng là đúng, bởi vì với những bước hành động mới nhất, Trung Quốc rõ ràng đã vươn ra và phóng sức mạnh quân sự của mình sâu vào lãnh thổ Campuchia, sát với Việt Nam, và đồng thời Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ ý định thâu tóm Đài Loan, kể cả bằng vũ lực. Mà không những chỉ có Việt Nam và Đài Loan phải lo, mà tất cả các nước khác cũng nên lo ngại, kể cả và nhất là người Campuchia.

Ngô Đồng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.