Vắn tắt sự kiện Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức sáng 9/1/2010

Khu vực tranh chấp đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và nhà cầm quyền. Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

4 giờ sáng nay 09/01/2020, công an TP Hà Nội tổ chức lực lượng bao vây thôn Hoành xã Đồng Tâm.

Mục tiêu tấn công là nhà ông Lê Đình Công, con trai ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của phong trào bảo vệ đất Đồng Sênh của xã Đồng Tâm.

Sau khi ném lựu đạn hạt nhựa và hơi cay, cảnh sát đã phá cửa nhà ông Công, xông vào bắn bị thương và giết chết một người dân (chưa xác định được danh tính). Sau đó bắt đi con dâu ông Lê Đình Công và hai cháu nhỏ, sau khi làm cho những người này bị ngạt hơi cay. Một cháu bé mới được 3 tháng tuổi.

Trước đó, từ 2015, UB TP Hà Nội đã chế tác vẽ vời thêm ra một bản đồ dự án sân bay Miếu Môn mới, khác hoàn toàn và to hơn nhiều so với bản đồ quy hoạch ban đầu (1980 – 1981), để rắp tâm cướp mảnh đất nông nghiệp Đồng Sênh (mảnh màu xanh lá) hộ cho Viettel.

Trong khi đất quốc phòng (dự án treo sân bay Miếu Môn, trên phạm vi huyện Mỹ Đức chỉ có 47,36ha (mảnh màu xanh da trời), phần còn lại là đất của huyện Chương Mỹ (phía trên của bản đồ).

Âm mưu cướp đất này bị bà con nông dân Đồng Tâm đồng lòng kiên quyết phản đối, dưới sự lãnh đạo của cụ Lê Đình Kình, một lão thành cách mạng. Bởi họ đã liên tục canh tác và đóng thuế trên mảnh đất nông nghiệp này đã mấy trăm năm qua.

Năm 2017, công an Mỹ Đức và công an Hà Nội sau khi cưỡng chế không thành mảnh đất cánh Đồng Sênh, đã lừa cụ Kình ra cánh đồng xác định mốc giới, đánh gãy xương đùi cụ, và đưa đi thủ tiêu nhưng bại lộ và phải thay đổi, vì cùng lúc ấy dân Đồng Tâm đã bắt giam được 38 cảnh sát cơ động.

Sau khi cụ Kình bị thương nặng, con trai cụ là ông Lê Đình Công đã xông xáo thống nhất bà con tiếp tục giữ đất, trên tư cách một TỔ ĐỒNG THUẬN CHỐNG THAM NHŨNG ĐỒNG TÂM.

Từ 31/12/2019 bộ đội của Lữ Đoàn 28 tiến hành xây dựng tường bao khu đất quốc phòng, dựa trên cơ sở các mốc phân định được cắm từ năm 1981 (đường màu vàng). Nhân dân Đồng Tâm hoàn toàn ủng hộ.

Đêm hôm qua 08/01/2020, công an Hà Nội đã âm thầm chuyển quân (theo nhiều nhân chứng, có tới cả ngàn CSCĐ) bao vây thôn Hoành.

04 giờ sáng nay, công an đã tấn công vào nhà ông Lê Đình Công, người thường xuyên đăng tải các Video về công tác giữ đất và sự đồng lòng của bà con Tổ Đồng Thuận Đồng Tâm, cũng như tố cáo bộ mặt tham nhũng lá mặt lá trái của Chủ Tịch Nguyễn Đức Chung.

Trưa nay, cổng thông tin điện tử của Bộ Công An đã đưa tin về vụ việc, nhưng đã xuyên tạc bối cảnh của vụ đụng độ dẫn đến cái chết cho 4 người này, thành là xảy ra tại công trường xây dựng trên cánh đồng Sênh.

Sự thực đây là cuộc tấn công vào nhà dân, giữa đêm, chỉ vì họ quay và đăng tải các Video về tuyên bố chống tham nhũng, chống cướp đất, vạch mặt Chủ Tịch thành phố Hà Nội, tướng Nguyễn Đức Chung.

Một Video điển hình của Tổ Đồng Thuận Chống Tham Nhũng Đồng Tâm:

Và đây có thể là nguyên cớ của cuộc tấn công chết chóc sáng nay.

DS Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn: FB Nguyễn Anh Tuấn

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.