Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đại bại trước coronavirus

Panô tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh được bắt gặp khắp nơi ở Trung Quốc. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Quan trạng bệnh độc bất khả phạ, chỉ yếu đại gia thính đảng thoại” (Coronavirus không đáng sợ, chỉ cần nghe lời Đảng) – đó là một trong những băng rôn giăng nhiều nơi ở Trung Quốc. Bất chấp việc bộ máy tuyên truyền Trung Quốc hoạt động hết công suất vài tháng qua, cùng với nỗ lực của lực lượng “âm binh” dư luận viên; tất cả đều bất lực trước cơn bão bất bình và làn sóng bất tín bùng nổ. Dư luận càng phẫn nộ khi họ nhanh chóng lật tẩy những màn diễn vụng về. “Chỉ cần nghe lời Đảng” không còn là lá bùa toàn năng.

Ngày 17-2-2020, Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc mở một tài khoản Weibo với hai nhân vật ảo: Jiangshan Jiao (Giang Sơn Kiều) và Hongqi Man (Hồng Kỳ Mạn). Giang Sơn Kiều được rút ra từ bài thơ Sấm Viên Xuân Tuyết của Mao Trạch Đông, trong đó có câu “Giang Sơn như thử đa kiều” (Đất nước này đẹp xiết bao). “Nhân vật” Hồng Kỳ Mạn cũng được rút ra từ một bài thơ khác của Mao. Mục đích tung ra hai “ái đậu” (thần tượng) này là nhằm truyền tải thông điệp tuyên truyền trong cuộc chiến chống coronavirus. Không đầy năm tiếng sau, hơn 100.000 công dân mạng đã nhào vào tấn công kịch liệt; đến mức, cặp Kiều-Mạn yểu mệnh phải bị khai tử.

Trung Quốc luôn tự hào khả năng ổn định chính trị-xã hội bằng bộ máy tuyên truyền. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên bộ máy tuyên truyền ngốn một ngân sách khổng lồ chưa bao giờ công bố đã nếm chuỗi thất bại chua chát nhất lịch sử cộng sản Trung Quốc kể từ thời Mao. Làn sóng chỉ trích chính phủ trên mạng ào ạt như bão. New York Times (26-2-2020) thuật, một công dân Bắc Kinh, tên Daisy Zhao 23 tuổi, nói rằng mình từng tin vào truyền thông nhà nước. Bây giờ, Zhao phẫn nộ trước những bài báo viết rằng các bác sĩ cảnh báo về mối đe dọa coronavirus chỉ là bọn xấu mồm đồn bậy.

Bắc Kinh đã chỉ thị đưa hàng trăm nhà báo đến Vũ Hán cũng như nhiều điểm nóng dịch bệnh để tường thuật theo “công thức” “tích cực hóa sự kiện”, nhấn mạnh nỗ lực chính quyền, sự hiệu quả bộ máy y tế và sự xả thân của y bác sĩ. Tuy nhiên, càng xuất hiện nhiều bài báo như thế, dân càng không tin. Họ đã và đang thấy quá nhiều câu chuyện mà báo chí không nói. Họ đã xem bức ảnh một cô gái gào khóc kêu “Mẹ ơi, mẹ ơi” khi thi thể bà được mang đi. Họ đã thấy một phụ nữ tuyệt vọng ngồi ở ban công chung cư gõ vào cái xoong khóc thảm đòi được đưa đến bệnh viện. Họ đã thấy một y tá kiệt sức gục ngã và hét lên tiếng kêu dài. Và tất cả họ đã thấy gương mặt bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cố cảnh báo sự nguy hiểm một loại virus trước khi nó giết chết mình.

Bộ máy tuyên truyền gồng hết mức để đưa những tin “tích cực”. Dù vậy, dân tình không “phấn khởi” nổi, bất kể câu chuyện mùi mẫn “gây xúc động” hay “lắng đọng tình người” như thế nào, chẳng hạn có những người “vô danh” đến các cơ quan chính quyền góp tiền ủng hộ rồi “vội vã rời đi”; chẳng hạn chuyện những bác sĩ xông ra tuyến đầu ngay sau khi “mẹ mình vừa rời cõi trần” hay một y tá nào đó vẫn quyết lên đường dù “vừa hạ sinh một bé kháu khỉnh”. Vấn đề ở chỗ kịch bản na ná nhau. Vấn đề ở chỗ kịch bản được dựng quá vội thành ra lộ ra đầy sơ hở.

Một tờ báo ở Tây An phải xin lỗi sau khi đăng bài viết rằng hai đứa sinh đôi vừa chào đời của một y tá đã hỏi bố chúng rằng “mẹ giờ đang ở đâu vậy?” Một bài báo khác kể rằng sau khi cô vợ y tá xông ra tuyến đầu thì anh chồng, trong tình trạng sống thực vật kể từ năm 2014, bỗng mỉm cười rạng rỡ bất cứ khi nào nghe tên vợ mình được nhắc, “như thể anh ấy biết người vợ của anh đang thực hiện một nhiệm vụ lớn lao” – bài báo có đoạn. Sau khi độc giả không thể “cười” bất cứ khi nào bài báo này được nhắc đến, tòa soạn buộc phải “gỡ bài”.

Deng Xueping (Đặng Học Bình) – người viết một bài gây chấn động trên blog cá nhân, với tựa “Đừng đưa ra những bài báo ‘tang sự biến thành hỉ sự’ nữa” – thuật lại một câu chuyện mà truyền thông nhà nước tô đậm. Chuyện rằng, một bệnh nhân, khi được xuất viện ở Vũ Hán, đã cảm ơn bệnh viện và bày tỏ rằng bà quyến luyến không muốn rời đi. “Trong khi nhiều bệnh nhân ở Vũ Hán đang vật lộn với tử thần thì ống kính truyền hình chúng ta nhắm đến một bệnh nhân hạnh phúc khi xuất viện. Bằng cách phóng đại niềm vui một cá nhân trong khi giấu đi nỗi khổ của hầu hết bệnh nhân ở đó, thật khó lòng mà nói đó là cách tường thuật mang lại sự thật” – Đặng viết.

Cách tuyên truyền bằng thủ thuật lấy cảm xúc ngày càng phản tác dụng. Người dân rất giận dữ khi truyền thông nhà nước quay cảnh nhiều y tá phải cạo trọc đầu để tiện trùm thiết bị bảo hộ phòng dịch. Thay vì xúc động, người ta phẫn nộ, đặt câu hỏi rằng tại sao chỉ nữ y sĩ mới bị cạo, trong khi nam thì không. Dư luận thậm chí cho rằng phụ nữ đang bị mang ra làm công cụ cho tuyên truyền. Trong một phóng sự khác, Đài truyền hình trung ương CCTV tôn vinh nữ y tá Zhao Yu (Triệu Du) như một anh thư, vì dù ôm bụng bầu chín tháng nhưng y tá Triệu vẫn có mặt “nơi dầu sôi lửa bỏng”. Dân tình không mủi lòng. Họ nói tại sao bệnh viện có thể tàn nhẫn đến mức để một y tá như vậy làm việc. “Chúng ta có thể ngưng tất cả kiểu tuyên truyền thế này ngay không?” – một ý kiến nói. “Cái này là cái gì? Một sự trình diễn cho mục đích tuyên truyền?” – một người khác lên tiếng (BBC 21-2-2020). “Tôi chẳng xúc động chút nào. Trái lại, tôi giận dữ” – một bày tỏ trên Weibo (South China Morning Post 21-2-2020)…

Nguyên nhân lớn nhất nào khiến bộ máy tuyên truyền trở nên bất lực? Đó là sự bưng bít và kiểm duyệt. Suốt từ ngày 6-2-2020 đến nay, không ai biết chính quyền đã giam Chen Qiushi (Trần Thu Thực) ở đâu. Trần còn sống hay chết rồi? Luật sư-nhà báo tự do Trần là một trong những người đầu tiên đến Vũ Hán (từ Bắc Kinh) để tường thuật những gì thật sự diễn ra.

Ngày 10-2-2020, bí thư Đảng ủy Vũ Hán, Ma Guoqiang (Mã Quốc Cường), cho biết, 98,6% hộ dân và 99% dân số thành phố (10,59 triệu người) đã được kiểm tra sức khỏe, rằng mọi tin tức liên quan kiểm soát dịch bệnh đều minh bạch. Cùng ngày hôm đó, một ông già 70 tuổi, tên Liang Shutao (Lương Thư Đào), sống tại quận Kiều Khẩu, đã tự tử bằng cách nhảy lầu. Bệnh nhân Lương, nhiễm coronavirus, đã nhiều lần yêu cầu cho mình vào bệnh viện nhưng không được đáp ứng. Đoạn video 13 giây lan truyền trên mạng xã hội cho thấy vợ ông Lương vật vã kêu khóc đã lập tức bị xóa bởi bộ máy kiểm duyệt. Mới đây, tài khoản trên Weibo của tạp chí Dajia (Đại Giáp) thuộc tập đoàn kỹ thuật Tencent cũng bị khóa, sau khi Đại Giáp đăng một bình luận chỉ trích kiểm duyệt (South China Morning Post 20-2-2020).

Toàn bộ bức tranh thông tin và tuyên truyền liên quan cuộc khủng hoảng dịch bệnh coronavirus đã làm bục ra bức tường kiểm duyệt Trung Quốc. Không chỉ vậy. Coronavirus trong khi tàn phá Trung Quốc cũng cùng lúc ít nhiều đang “giải độc” cho xã hội nước này. Giới báo chí phải tự vấn. Những người trẻ phải nhìn lại. Người dân có bằng chứng về những dối trá. Thậm chí lực lượng dư luận viên hẳn phải ngẫm lại “ý nghĩa” về sự “phụng sự” lâu nay được khoác lớp áo vì đất nước và nhân dân. Tiếp tục dối trá và tiếp tay cho dối trá không phải là cách giúp họ thoát nổi sự nguy hiểm đe dọa sinh mạng của chính họ.

Chẳng có sự “ổn định quốc gia” nào nữa cả. Mọi suy nghĩ bây giờ là khi nào cơn dịch chấm dứt, khi nào cá nhân mình có thể nhiễm bệnh, và khi nào những trò bưng bít mới chấm dứt. Cuộc khủng hoảng càng kéo dài, người dân càng cố tìm hiểu điều gì thật sự xảy ra, và niềm tin dành cho chính quyền càng biến mất. Coronavirus không chỉ mang đến một trận dịch. Nó cho thấy rõ hơn một mầm độc mà chưa bao giờ người dân có cơ hội nhìn rõ bằng lúc này.

Mạnh Kim

Nguồn: FB Mạnh Kim

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.