Báo Cáo Nhân Quyền 2019 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên án vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu hôm 11/3/2020 nhân công bố báo cáo nhân quyền 2019. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 11 tháng Ba, 2020 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã công bố bản “Báo Cáo Tình Trạng Thực  Thi Nhân Quyền 2019 tại Việt Nam” (2019 Country Report On Human Rights Practices: Vietnam) lên án mạnh mẽ Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng trong năm 2019.

Mỗi năm, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đều phổ biến báo cáo nhân quyền liệt kê các nước không tôn trọng nhân quyền trên thế giới. Năm nay, bản báo cáo mở đầu: “Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước độc tài được cai trị bởi một đảng duy nhất, Đảng Cộng Sản Việt Nam dẫn đầu bởi Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cuộc bầu cử Quốc Hội gần đây nhất vào năm 2016 không tự do và công bằng, dù có sự cạnh tranh một cách hạn chế của các ứng viên được Đảng chọn.” Tiếp theo là phần xác định các vi phạm trầm trọng (gross violation) của CSVN bao gồm: Giết thường dân vô tội trong đồn công an, bắt cóc, bắt giam người tùy tiện, tra tấn người bị bắt tạm giam, và đối xử bất công đối với các tù chính trị. Đối với phần tôn trọng con người, các quyền tự do dân sự, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nêu lên những trường hợp nạn nhân chết trong đồn công an là trầm trọng.

Hình ảnh bản báo cáo trên trang web chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đăng ngày 11/03/2020.
Hình ảnh bản báo cáo trên trang web chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đăng ngày 11/03/2020.

Báo cáo nhân quyền 2019 nầy đã được đích thân Ngoại Trưởng Mike Pompeo công bố vào sáng ngày 11 tháng Ba, 2020, theo đó Hoa Kỳ tiếp tục chỉ trích thành tích nhân quyền yếu kém của Việt Nam trong năm 2019 trên một loạt các lĩnh vực. Báo cáo nầy cũng xác định các vi phạm của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bao gồm: Giết thường dân vô tội trong đồn công an, bắt cóc, bắt giam người tùy tiện, tra tấn người bị bắt tạm giam, và đối xử bất công đối với các tù chính trị. Đối với phần tôn trọng con người, các quyền tự do dân sự, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nêu lên những trường hợp nạn nhân chết trong đồn công an là trầm trọng. Các tù chính trị thường bị chuyển đi các trại giam xa gia đình với các ví dụ điển hình là ông Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Trực. Ngoài ra họ còn bị hạn chế gặp gia đình và người thân.

Trong phần cuối cùng nói về quyền của người lao động, báo cáo đề cập đến luật lao động sửa đổi mới đây của Việt Nam, trong đó cho phép người lao động thành lập công đoàn độc lập. Tuy nhiên, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ trích các điều khoản trong luật đã hạn chế quyền này của người lao động, hạn chế quyền đình công của họ.

Một loạt các lãnh vực vi phạm trầm trọng nói trên do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố, dựa trên nhiều báo cáo Nhân Quyền 2019 bằng tiếng Anh của 9 tổ chức với sự hỗ trợ của Việt Tân, gồm cộng đồng & các NGOs tại hải ngoại trong đó Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam COSUNAM, Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan, Liên Hội Người Việt Nam Tỵ Nạn tại CHLB Đức, Phong Trào Dân Quyền (Anh Quốc), Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo (Anh Quốc), Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân (Anh Quốc), Hội Đền Hùng (Hoa Kỳ), Hội Phụ Nữ Mỹ Việt (Hoa Kỳ), Đài Phát Thanh TNT Houston (Hoa Kỳ). Đặc biệt bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã yêu cầu các tổ chức nói trên cung cấp báo cáo chính xác và tài liệu đàn áp các tù nhân lương tâm (TNLT) vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tỉnh cũng như tài liệu về các dữ kiện bắt cóc nhà báo Trương Duy Nhất tại Thái Lan vào đầu năm 2019. Hai báo cáo nầy tên là “Police Brutality Against Formosa Pollution Victims from Song Ngoc Parish Seeking Compensation And Against Human Rights Activists In Dioceses VINH & HA TINH – VIETNAM” đề ngày 31/08/2019 và “The Cross-country Kidnap Against Journalist TRUONG DUY NHAT By Corrupt Officials In VIETNAM” đề ngày 30/06/2019.

Ngoài ra, các tổ chức nói trên còn hoàn thành một tập tài liệu Shadow Report dày 700 trang (tên tiếng Anh là Police Brutality In Murders, Tortures & Kidnaps Against Common Civilians From 2007 To 2019 In VIETNAM) gồm đầy đủ các sự kiện về công an CSVN giết hàng trăm thường dân vô tội ngay tại đồn công an trong 13 năm qua, để chuyển cho Bộ Ngoại Giao Mỹ, các nước Liên Âu và Ủy Ban Nhân Quyền LHQ vào tháng Năm, 2019.

Các tài liệu trong những báo cáo nói trên đều ghi rõ sự kiện, tên tuổi nạn nhân, nhân chứng, thủ phạm đàn áp từ mọi cấp (hơn 100 lãnh đạo, cán bộ cao cấp thuộc thành phần Ủy Viên Bộ Chính Trị, Ủy Viên Trung Ương Đảng, Bí Thư/Phó BT Tỉnh Ủy, Chủ Tịch/Phó CT UBND, Giám Đốc Sở Công An) của CSVN và yêu cầu trừng phạt dựa theo tinh thần luật Global Magnitsky toàn cầu 2016 của Hoa Kỳ, Lithuania và Canada. Chính vì vậy mà năm nay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu đích danh Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân ngay trong phần mở đầu của bản báo cáo 2019.

Chiều cùng ngày 11 tháng Ba, 2020, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tổ chức họp báo tại Tòa nhà Truyền thông Quốc gia ở Washington DC do Trợ lý Ngoại Trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Robert Destro, cùng với Phó Trợ lý Scott Busby chủ trì để giải thích thêm về lý do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thực hiện báo cáo nhân quyền hàng năm nầy.

Ông Robert Destro trình bày lại tại cuộc họp báo về cam kết của Hoa Kỳ cũng như yêu cầu bức thiết của việc tôn trọng nhân quyền. Đối với phần tôn trọng con người, các quyền tự do dân sự, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã nêu lên những trường hợp nạn nhân chết trong đồn công an và vụ blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do bị bắt cóc khi đang xin quy chế tị nạn ở Thái Lan hồi tháng Giêng, 2019.

Ông Scott Busby, người đã từng hội kiến với nhiều NGOs nhân quyền Việt Nam tại Mỹ, cho biết đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra hàng năm. Vào năm 2019, ông đã đến Việt Nam tham gia cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 23 tại Hà Nội. Hai phía thảo luận một loạt các vấn đề về nhân quyền. Bên cạnh đó theo ông Scott Busby, Việt Nam cũng có cải thiện trong việc sửa đổi bộ luật lao động và tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực về tình hình nhân quyền ở Việt Nam mà ông Scott Busby cho là đáng lo ngại như luật pháp mơ hồ, áp dụng luật tuỳ tiện.

Đan Tâm tường trình ngày 13/03/2020

XEM THÊM:

Tham khảo bản báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại đây: 2019 Country Reports on Human Rights Practices: Vietnam (Báo Cáo Tình Trạng Thực Thi Nhân Quyền 2019 tại Việt Nam)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.