Gạo, nỗi lo của người Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22 tháng Ba, báo chí Việt Nam và mạng xã hội nổi sóng khi được biết Trung Quốc nhập khẩu ào ạt gạo của Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2020, số gạo xuất sang Trung Quốc tăng 7 lần về sản lượng, 8 lần về giá trị so với cùng thời gian của năm 2019.

Ngày 23 tháng Ba, trước áp lực của dư luận, ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Tổng Cục Hải Quan tạm ngưng xuất khẩu gạo sau 0g ngày 24 tháng Ba. Chỉ thị này gây hoảng loạn giới nông dân và các lái buôn gạo. Ngay sau đó, Bộ Công Thương có văn bản hoả tốc đề nghị thủ tướng cho hoãn quyết định trên,

Trong lúc đại dịch coronavirus tiếp tục hoành hành, cuộc tranh luận về việc xuất hay không xuất gạo trở nên gay gắt và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Phe đề nghị dừng xuất khẩu gạo cho rằng nhu cầu bảo đảm an ninh lương thực trong nước vẫn là trên hết. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không ai đoán trước kết cuộc sẽ ra sao. Việt Nam cần cố thủ lương thực cho chắc ăn. Trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng các biện pháp cố thủ lương thực này. Serbia cấm xuất khẩu dầu hướng dương và nhiều sản phẩm khác. Một số nước Bắc Phi cũng lấy quyết định tạm ngưng xuất khẩu lương thực. Kazakhstan, một trong những nước xuất khẩu bột mì lớn nhất thế giới, đã cấm xuất khẩu sản phẩm này và nhiều loại lương thực khác. Nga cũng cho biết đang nghiên cứu việc có nên tiếp tục xuất khẩu lúa mì hay không và sẽ quyết định trong vài ngày tới.

Phe đề nghị nên tiếp tục xuất khẩu cho rằng việc dừng xuất khẩu gạo sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như nông dân trồng lúa. Điều này sẽ khiến giá lúa gạo giảm mạnh, nông dân rơi vào tình cảnh được mùa nhưng mất giá. Theo họ thì vụ Đông Xuân vừa qua, Đồng bằng sông Cửu Long được mùa. Lượng lúa gạo trong dân và doanh nghiệp rất lớn, trên 6,5 triệu tấn gạo cần được bán nhanh, để có kho thu mua các vụ tiếp theo. Hơn nữa, Việt Nam cũng không lo thiếu gạo, vì dịch Covid-19 không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo.

Còn Trung Quốc thì sao? Nước này không những ngưng xuất khẩu nhiều loại nhu yếu phẩm, mà còn đang nỗ lực bổ sung vào kho dự trữ lương thực chiến lược của họ. Là nước sản xuất gạo nhiều nhất thế giới, Trung Quốc có khu dự trữ gạo và lúa mì đủ dùng trên một năm, nhưng họ vẫn chưa cho là đủ, nên đang ráo riết thu mua lúa gạo. Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp chính. Đây là lý do mà sự xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đột nhiên tăng vọt, khiến dư luận phải chú ý và đặt vấn đề.

Trung Quốc thì có chủ trương rất rõ ràng. Còn Việt Nam thì sao?

Nước ta mặc dù có tiếng là nước xuất khẩu gạo trong hàng top của thế giới, nhưng về mặt an ninh lương thực nội địa, chỉ đứng thứ 57/113 quốc gia, đây là mức trung bình, do ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, nếu gặp một cuộc khủng hoảng lớn, như nạn đại dịch hiện nay, Việt Nam có thể mau chóng rơi vào tình trang thiếu lương thực và một bộ phận không nhỏ của xã hội sẽ thiếu đói, do sự chênh lệch giàu nghèo và những bất công trong xã hội.

Trong lúc đó, giá gạo trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục tăng cao. Thái Lan là nước gần như duy nhất cho xuất khẩu gạo, nên độc chiếm thị trường thế giới. Giá gạo nội địa cũng tiếp tục tăng, so với thời điểm trước khi dịch thì giá đã tăng từ 20 đến 30%. Nhà cầm quyền thì đang chờ các bộ báo cáo, đưa đề nghị và chờ sau ngày 6 tháng Tư mới có quyết định chung cuộc. Cuộc tranh luận về việc xuất hay không vẫn tiếp tục nóng.

Hình như trong cuộc tranh luận này, vấn đề ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không thấy đề cập đến. Hình như, ai cũng cho là nay mai, khi hết mùa khô, ĐBSCL sẽ trở lại bình thường, vẫn tiếp tục là vựa lúa của cả nước. Hình như tiếng khóc của người nông dân ĐBSCL đang dở sống dở chết về tình trạng ngập mặn chưa từng có, về sự biến đổi môi trường sinh thái không đến tai các chuyên gia hoạch định chiến lược lương thực!

Còn một mối lo khác là kho dự trữ quốc gia (KDTQG). Hiện nay không có con số chính thức lương thực trong KDTQG là bao nhiêu. Năm 2019, Tổng Cục Dự Trữ Nhà Nước cho biết đã thu mua 80.000 tấn thóc và 200.000 tấn gạo. Năm 2020 thu mua 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc. Đó là số vào kho của 2 năm 2019 và 2020, còn số ra bao nhiêu thì không rõ. Có người ước lượng hiện nay KDTQG có từ 700.000 đến 800.000 tấn.

Với mức dự trữ này, một nước có gần 100 triệu dân như Việt Nam dùng được tối đa là 45 ngày!

Trong trường hợp xấu là đại dịch kéo dài cả năm hay hơn, số gạo thặng dư đã xuất khẩu hết, mùa màng bị đình trệ, kho dự trữ quốc gia lo cho dân được 45 ngày, sau đó thì sao?

Đây là câu hỏi mà tôi nghĩ những kẻ lãnh đạo Việt Nam hiện nay không chắc có câu trả lời.

Gạo, đúng là nỗi lo của người Việt Nam!

Nguyễn Ngọc Đức

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.