30/4: Tự do không tự nhiên mà có

Dân Biểu Liên Bang Úc Chris Hayes. Ảnh: Như Trúc
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dân Biểu Liên Bang Úc Chris Hayes gửi lời chia sẻ đến Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu nhân tưởng niệm 45 năm ngày 30/4.

Dưới đây là chia sẻ của Dân Biểu Chris Hayes do Báo Khánh lược dịch.

Ban Biên Tập Web Việt Tân

**

Ngày 30 tháng Tư năm nay đánh dấu 45 năm Saigon thất thủ. 45 năm người Việt Nam mất nhà cửa, mất gia đình hay người thân, và trên tất cả, họ mất quê hương…

Năm nay, vì đại dịch coronavirus, chúng ta không được tụ họp lại với nhau, nhưng chúng ta cũng vẫn tưởng nhớ đến nền tự do đã bị mất của Việt Nam… Chúng ta vẫn nhớ đến những người chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho tự do đất nước mình.

Chúng ta nhớ đến hàng ngàn người đã thiệt mạng trên rừng sâu, dưới biển cả trên bước đường tìm kiếm tự do. Tất cả những sự hy sinh này để nhắc chúng ta thấy được sự quý báu như thế nào của tự do, và Tự Do không tự nhiên mà có.

Ngày 30 tháng Tư cũng đánh dấu 45 năm định cư của Người Việt Tị Nạn trên đất nước Úc và đã trở thành quê nhà của họ. Tôi hết sức trân trọng để nói về những đóng góp thật lớn lao của họ để xây dựng cho sự đổi mới tiến bộ của nước Úc, từ sự đóng góp rộng rãi về vật chất và tấm lòng, từ sự làm việc, học hỏi kiến thức cao… Họ đã chứng tỏ là một trong những cộng đồng thành công nhất trên nước Úc.

Chúng tôi cũng luôn nhớ đến những vị Cựu Quân Nhân QLVNCH, trân trọng sự chiến đấu và dũng cảm của họ cho quê hương. Một tấm gương tiêu biểu mà chúng tôi trân trọng và lòng tưởng niệm với Tướng Lê Minh Đảo, ông vừa mới qua đời, ông là một vị tướng mà thế giới đều biết và ngưỡng mộ. Ông cũng là người mà CSVN đối xử tàn ác trong tù ngục lâu dài nhất.

Hôm nay, tôi lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nên trả tự do cho tất cả các tù chính trị Việt Nam, khi họ áp đặt tội hình sự cho những người chỉ tranh đấu cho Dân Chủ ôn hòa, như vậy chứng tỏ Việt Nam không phải là quốc gia như họ nói.

Chúng tôi không thể quên hình ảnh của ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc đã hưu trí ở tuổi 70 sống tại Sydney phải chịu mức án 12 năm tù với một tội mà họ gán ghép là “khủng bố.” Tôi nghĩ ông Châu Văn Khảm phải được trả tự do lập tức và được trở về với gia đình.

Dù hiện nay vì đại dịch chúng ta không thể cùng nhau để đẩy mạnh việc tranh đấu phản đối những đàn áp tàn bạo đang diễn ra tại Việt Nam, nhưng chúng ta không thể im lặng trước công lý bị bức hại. Chúng ta phải tiếp tục lên tiếng hỗ trợ cho những người đang tranh đấu cho tự do nhân quyền tại Việt Nam.

Với cơn đại dịch hiện nay, tôi xin kêu gọi quí vị và những người thân hãy cố gắng giữ an toàn. Hãy nghe theo những hướng dẫn về vệ sinh căn bản, xin giữ khoảng cách xã hội. Chúng ta không chỉ tranh đấu cho nhân quyền, chúng ta cùng nhau chiến đấu chống lại cơn đại dịch này, cùng nhau làm việc sẽ được thành công.

Chris Hayes
Dân Biểu Liên Bang Úc

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…