30/4

Tạ Lỗi Trường Sơn

Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục, ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ…

Du khách viếng di tích bức tường Bá Linh đã từng chia cắt, ngăn đôi nước Đức trong một thời gian dài (1949 - 1989)

Ngày thống nhất

Mặc dù là tuyến đầu của cuộc đấu tranh mang tính ý thức hệ, nhưng sau khi (nước Đức) thống nhất, hoàn toàn không có các trại học tập cải tạo hay các lớp chính trị cải huấn. Không có bất cứ sự trả thù hay truy bức nào với lực lượng quân đội, an ninh của Đông Đức, ngay cả đối với lực lượng an ninh khét tiếng Stasi, dù rằng nước Đức luôn có sẵn các trại tập trung từ thời Hitler.

Điều quan trọng nhất, người phía Đông được hưởng những giá trị nhân văn của con người, được tự do ngôn luận, được luật pháp bảo vệ, được xét xử bởi tòa án độc lập, được quyền bầu cử và tự do ứng cử, tự do thành lập các tổ chức và đảng phái… những quyền cơ bản của con người.

Một bộ đội Mìền Bắc với vẻ trầm tư trên bậc thềm tòa nhà Quốc Hội VNCH 30/4/75.

Ngày 30 tháng 4

Mỗi người có những cảm nhận khác nhau khi đối diện ngày 30 tháng 4. Nhưng có một cảm nhận chung là không một ai hài lòng về hiện tình đất nước ngày nay kể từ 30 tháng 4 năm 1975.

Tại sao những người Việt tỵ nạn chỉ mất 20 năm từ hai bàn tay trắng đã dựng nên cơ nghiệp rất thành công ở xứ người, trong khi đất nước Việt Nam vẫn lẹt đẹt đi sau nhân loại với đa số người dân vẫn còn ở mức sống nghèo khó?

Nhà cầm quyền Hà Nội thường hay đổ lỗi cho hậu quả tàn phá của những năm tháng chiến tranh, rồi lại đổ lỗi cho sự chống phá của các thế lực thù địch. Nhưng họ đã không nhìn ra chính họ mới là nguyên nhân tạo ra tình trạng trì trệ của đất nước hiện nay.

Dân Biểu Liên Bang Úc Chris Hayes. Ảnh: Như Trúc

30/4: Tự do không tự nhiên mà có

Năm nay, vì đại dịch coronavirus, chúng ta không được tụ họp lại với nhau, nhưng chúng ta cũng vẫn tưởng nhớ đến nền tự do đã bị mất của Việt Nam… Chúng ta vẫn nhớ đến những người chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho tự do đất nước mình.

Chúng ta nhớ đến hàng ngàn người đã thiệt mạng trên rừng sâu, dưới biển cả trên bước đường tìm kiếm tự do. Tất cả những sự hy sinh này để nhắc chúng ta thấy được sự quý báu như thế nào của tự do, và Tự Do không tự nhiên mà có.

30 tháng Tư: Các nhà hoạt động Việt Nam và các chính khách Mỹ nói về thay đổi cho Việt Nam

Hôm 30/4/2020, Đảng Việt Tân Bắc Mỹ, Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi, Hội Dân Chủ Cho Việt Nam đã cùng phối hợp tổ chức Lễ Tưởng Niệm & hội luận với sự tham dự của các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước cùng một số chính khách Hoa Kỳ từ hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa để tưởng niệm những người đã nằm xuống vì lý tưởng tự do, những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản cũng như để gởi lời tri ân đến những người đang chấp nhận tù đày với hy vọng một ngày không xa ước mơ Việt Nam lớn mạnh trong tự do dân chủ sẽ thành hiện thực.

Thế hệ trẻ Việt Nam nghĩ gì về biến cố 30 tháng Tư

Ba bạn trẻ Việt Nam nghĩ gì về biến cố 30 tháng Tư? Những suy nghĩ này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của họ?

“Ngày 30 tháng Tư mà tôi biết rất khác. Lớn lên ở Hà Nội, tôi chứng kiến những buổi lễ ăn mừng lớn. Nhưng chiến tranh có hai mặt. Ở đây, 30 tháng Tư là một ngày buồn thảm. Nhiều người đã bỏ ra cả ngày trời để buồn nhớ lại những mất mát đối với rất nhiều người.”

Ông Rainer Eppelmann, cựu Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Giải Trừ Quân Bị Đông Đức, Chủ Tịch Cơ Quan Liên Bang Nghiên Cứu về Tội Ác của Chế Độ Cộng Sản Đông Đức. Ảnh: Getty Images

Lời ngỏ của ông Rainer Eppelmann gởi Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức nhân 45 năm ngày Miền Nam Việt Nam bị chiếm đóng

Các thể chế độc tài tự nó đi ngược lại bản chất yêu chuộng tự do của con người. Các thể chế này đi ngược lại với thiên nhiên, chống lại con người, và chúng ta sẽ không bao giờ tùng phục họ mãi. Đó là lý do vì sao các chế độ độc tài không thể kéo dài mãi, cho dù chúng ta có cảm thấy như vậy sau nhiều thập niên từ lúc nó xuất hiện. Có ngày các chế độ này sẽ sụp đổ.

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi thì nhà cầm quyền CSVN gia tăng siết chặt thông tin, kiểm duyệt người xử dụng mạng lẫn các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mạng xã hội.

Cộng Sản Việt Nam lợi dụng đại dịch COVID-19 siết mạng xã hội

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới và nhân loại đang phải vất vả đối phó với số lượng người nhiễm và tử vong ngày càng gia tăng, thì tại Việt Nam có hai sự kiện xảy ra liên quan đến việc siết chặt mạng xã hội làm cho những người dân xử dụng, các công ty cung cấp dịch vụ lẫn các cơ quan nhân quyền quốc tế đều rất quan tâm và lo ngại.

Lễ Tưởng Niệm & Hội Luận 45 Năm Tháng Tư Đen online

Do hoàn cảnh đại dịch coronavirus đang xảy ra trên toàn cầu, ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm nay không thể tổ chức như mọi năm nên mọi nơi đã tổ chức lễ tưởng niệm qua mạng lưới toàn cầu.

Trong tinh thần đó, một buổi Lễ Tưởng Niệm do Đảng Việt Tân Bắc Mỹ, Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi, Hội Dân Chủ Cho Việt Nam cùng phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra qua mạng xã hội Facebook vào lúc 9 giờ sáng, giờ Cali Hoa Kỳ, Thứ Năm 30 Tháng Tư, 2020 (tức 11 giờ đêm giờ Việt Nam).

45 năm sau, con đường nào cho giáo dục Việt Nam

Vào những ngày tháng kỷ niệm 45 năm chủ nghĩa cộng sản thống trị trên toàn cõi đất nước, nếu phải chọn một chủ đề để nói về những thất bại của họ, chắc chắn chủ đề đó phải là giáo dục, và những ai còn nghĩ về tương lai của dân tộc, chắc chắn sẽ phải đặt những câu hỏi: Đảng CSVN đã tàn phá nền giáo dục như thế nào? và đến bao giờ đất nước mới thoát ra khỏi cảnh u tối của ngày hôm nay?

Bài báo Washington Post ngày 3 tháng 3, 1987, tường thuật buổi họp báo của tác giả tại Thượng Viện Hoa Kỳ. Ảnh: tác giả Lê Xuân Khoa cung cấp VOA

Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975

Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người ra đi lên tới 2.164.000 người, liệt kê theo từng loại như dưới đây:

Đợt 1 (cuối tháng Tư 1975): 140.000; Đợt 2 (1975-1979): 327.000; Đợt 3 (1980-1989): 450.000; Đợt 4 (1990-1995): 63.000; Số người gốc Hoa bị đẩy về Trung Quốc: 260.000; Chương trình ODP (1979-1995): 624.000; Số người chết hay mất tích trên đường tị nạn: 300.000.

Từ Hiệp Định Genève 1954 đến 30/4/1975 ai gây tang thương cho dân tộc Việt Nam

Nếu những người lãnh đạo cộng sản biết xem trọng hạnh phúc của nhân dân, thì hai miền Bắc-Nam đã có thể cùng nhau phát triển về văn hóa, khoa học, kinh tế… đến ngày đất nước thống nhất trong hòa bình và tự do (năm 1956).

Cuộc chiến 20 năm (1954-1975) đã làm 1 triệu thanh niên Miền Bắc phải chết trên các chiến trường ở Miền Nam, ở Cam Bốt và Lào; 300 ngàn thanh niên Miền Nam đã chết khi chống trả các cuộc tấn công và 2 triệu thường dân bị thiệt mạng vì bom đạn. Bên cạnh đó, hàng triệu quân và dân bị thương tật, tàn phế vì chiến tranh, hàng triệu trẻ em trở thành mồ côi.