Đen tối Hong Kong

Tập Cận Bình bấm nút bỏ phiếu cho Dự Luật An Ninh Quốc Gia cho Đặc Khu Hành Chánh Hong Kong trong một phiên họp hôm 28/5/2020 của Quốc Hội Trung Quốc tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Số phận của 7 triệu con người Hong Kong vậy là đã rõ sau cái nhấn nút của 3 ngàn Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc chấp nhận nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong: Cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Quan trọng hơn, các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc cũng có thể thiết lập cơ sở trong toàn đặc khu hành chánh này.

Hong Kong được thụ hưởng thể chế “một quốc gia, hai chế độ” nên tuy thuộc về Trung Quốc nhưng được thế giới đối đãi như một nước tư bản tự trị. Đặc khu hành chánh này giàu có và cơ chế dân chủ từ thời được Anh Quốc bảo hộ đã giúp cho người dân Hong Kong thấy được sự khác nhau giữa tư bản và cộng sản, giữa dân chủ và độc tài, giữa nô lệ và tự chủ… từ đó hầu như cả đặc khu hành chánh này đã đồng tâm đứng lên chống lại ý đồ thu tóm mọi hoạt động dân chủ của Bắc Kinh nhằm trói chặt người dân ở đây vào cùng một rọ với người đại lục.

Cả thế giới đã chứng kiến hơn hai triệu người Hong Kong xuống đường. Cả thế giới cũng chứng kiến những cuộc khủng bố tàn bạo của hắc cảnh Hong Kong đối với những thanh thiếu niên cả nam lẫn nữ đã lẫm liệt đạp lên những hàng rào do cảnh sát dựng lên để ngăn cản họ. Những con người không sợ cầm tù ấy vẫn xuống đường biểu tình ngày hôm nay bất kể Bắc Kinh dùng biện pháp gì để áp đảo vì họ biết nếu ngừng lại thì suối nguồn tự do của họ kể như tắt mạch.

Người dân Hong Kong thấu hiểu thế nào là bất hạnh khi mạch sống dân chủ của họ bị siết lại và họ không cam tâm đứng nhìn chính bản thân gia đình và con cháu sau này của họ bị nhuộm đỏ bằng chủ nghĩa Cộng sản. Họ thà chết hôm nay để báo động với thế giới dã tâm của Bắc Kinh vẫn chưa bị phát hiện triệt để bởi đồng tiền nhơ bẩn và sự tráo trở lành nghề của tập đoàn Nam trung hải.

EU đã khép cửa trước tiếng kêu gào tự do của Hong Kong, trong đó có lập luận đầy mùi vị đồng tiền của người đàn bà được nhiều người kính trọng: Angela Merkel. Giống như Aung San Suu Kyi, đất nước và tiền bạc mới là mục tiêu chính của các chính trị gia, mọi thứ đều là phương tiện để kiếm phiếu. Nền dân chủ của Hong Kong không thể làm cho kinh tế nước Đức tăng trưởng và vì vậy Angela Merkel tiếp tục lo ngại trên cửa miệng nhưng không chấp nhận trừng phạt Trung Quốc như Mỹ, Anh, Úc, Canada.

Có lẽ người dân Hong Kong đã biết trước điều đó nên mọi biểu ngữ của họ trong các cuộc biểu tình đều thiếu vắng biểu tượng của nước Đức. Họ cũng thừa hiểu EU già cỗi và quá yếu kém trước con cọp Trung Quốc vì thế trông cậy vào EU không khác nào uống thuốc Tylenol để chữa trị ung thư. Sự tránh né của Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU khi nói rằng trừng phạt Trung Quốc không giải quyết vấn đề Hong Kong đã làm cho người Hong Kong tuyệt vọng. EU tiếp tục nối bước nước Mỹ của bốn thập niên trước khi cho rằng hợp tác kinh tế với Trung Quốc sẽ khiến cho con cọp biết nghe tiếng chiêu dụ của con người. Nước Mỹ đã bắt đầu và đã thấm đòn phản trắc của Trung Quốc còn EU thì vẫn thì thầm vào tai cọp những luận cứ mà ngay cả con người công chính cũng khó mà tin được.

Trung Quốc biết rõ điều đó và nó đang nhởn nhơ nhìn con nai yếu ớt dãy dụa trong tuyệt vọng trước móng vuốt của con cọp vừa mạnh bạo lại vừa ranh mãnh.

Mỹ đang xem xét vấn đề và người ta chờ đợi sự trừng phạt đủ để Trung Quốc thấm đòn. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết có thể cấp quốc tịch cho người Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO)  BNO được cấp cho người Hong Kong sinh trước năm 1997, thời điểm Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc đại lục. Khoảng 300.000 người Hong Kong đã sở hữu BNO nếu một làn sóng di tản khác từ Hong Kong con số có thể lên đến 1 triệu người.

Không chỉ Anh Quốc, người Hong Kong rồi đây sẽ trở thành những khuôn mẫu tỵ nạn chính trị tới khắp nơi trên thế giới. Mặc dù con số người ra đi còn chưa ai có thể xác quyết nhưng chắc chắn không ai có tiền lại an tâm nhìn làn sóng đỏ tràn ngập nơi mình đang yên lành sinh sống.

Mà Hong Kong lại không hề hiếm người có tiền và tài sản lớn nhất của họ là tự do dân chủ.

Thế giới vẫn đang chợ đợi bi kịch xảy ra cho người Hong Kong trong khi người dân xứ này cũng đang chờ đợi sức mạnh đến từ Mỹ mặc dù trên lý thuyết không ai phản đối rằng bất cứ chính trị gia nào cũng yêu nước họ hơn người dân xứ khác. Nước Mỹ được kỳ vọng không phải vì họ tha thiết đến tự do dân chủ của Hong Kong nhưng nước Mỹ được nhìn vào và chờ đợi vì nước Mỹ không cam tâm chịu cho Trung Quốc dắt mũi một lần nữa.

Hong Kong có lẽ sẽ có những giờ phút đen tối nhất khi không còn một chút ánh sáng nào đến từ thế giới bên ngoài. Bóng tối của Bắc Kinh sẽ đè bẹp người dân Hong Kong mặc dù bản lĩnh của họ luôn thức tỉnh trước sức mạnh của một tập đoàn hung hãn nhất thế giới.

Rồi đây làn sóng trốn chạy của người Hong Kong lại một lần nữa chứng minh rằng chủ nghĩa Cộng sản đi tới đâu là tai ương kéo theo đến đấy.

Cánh Cò

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…