Mỹ: Chính quyền Biden trừng phạt thêm 28 tập đoàn Trung Quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng, Washington, ngày 10/05/2021. Reuters - Kevin Lamarque
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếp tục chính sách trừng phạt Trung Quốc của người tiền nhiệm, hôm 03/06/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden phê chuẩn một sắc lệnh bổ sung 28 công ty Trung Quốc vào danh sách những doanh nghiệp bị coi là có quan hệ với quân đội Trung Quốc. Bắc Kinh giận dữ thông báo sẽ đáp trả bằng những “biện pháp cần thiết.”

Tháng 11/2020, tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh đưa 31 tập đoàn Trung Quốc vào danh sách đen, với lý do các công ty này có liên hệ hoặc hỗ trợ các hoạt động của quân đội Trung Quốc.

Như vậy cho tới nay, với 28 công ty bổ sung, tổng cộng có tới 59 công ty của Trung Quốc bị cấm nhận vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong số này có những doanh nghiệp tầm cỡ của Trung Quốc như tập đoàn dầu khí CNOOC, hãng đường sắt China Railway, và nhiều tập đoàn viễn thông như Hoa Vi, China Mobile…

Trong danh sách bổ sung, có nhiều công ty sản xuất hoặc triển khai công nghệ theo dõi các công dân. Theo Hoa Kỳ, những công nghệ này có thể được Bắc Kinh sử dụng nhằm đàn áp cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và các nhà bất đồng chính kiến trên lãnh thổ Trung Quốc và ở khắp mọi nơi.

Thông cáo của Nhà Trắng giải thích: Quyết định của chính quyền Biden nhằm “tăng cường và củng cố” sắc lệnh từng được Donald Trump ban hành nhằm “cấm vốn của Mỹ đầu tư vào các tập đoàn công nghiệp – quân sự” của Trung Quốc, qua đó bảo đảm rằng “đầu tư của Mỹ không nhằm tài trợ cho các hoạt động có thể đe dọa an ninh và những giá trị của Hoa Kỳ cũng như của các nước đồng minh.”

Từ thủ đô Washington thông tín viên Anne Corpet giải thích thêm:

“Như vậy là từ nay trở đi có đến 59 công ty Trung Quốc bị cấm nhận vốn đầu tư của Hoa Kỳ do có liên hệ với quân đội Trung Quốc hoặc chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp công nghệ theo dõi. Biện pháp này nhằm trừng phạt các tập đoàn đã tham gia vào chiến dịch đàn áp các thiểu số tôn giáo hay các nhà đối lập chính trị, như người Hồi Giáo Duy Ngô Nghĩ ở Tân Cương hay các nhà dân chủ Hong Kong.

Chính quyền Mỹ đánh giá việc Trung Quốc sử dụng những công nghệ để theo dõi này là những mối đe dọa khủng khiếp nhắm vào các quyền của con người. Danh sách các doanh nghiệp bị trừng phạt bao gồm nhiều tập đoàn lớn trong ngành xây dựng và viễn thông, như Hoa Vi. Các biện pháp trừng phạt mới này đánh dấu một bước leo thang trong cuộc đọ sức tay đôi giữa Washington với Bắc Kinh, mở màn dưới thời tổng thống Donald Trump. Cho đến nay, Joe Biden ít khi nào đơn phương đưa ra những hành động cụ thể nhắm vào Trung Quốc.”

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”