Lãng phí và tham nhũng

Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương Phan Đình Trạc tiết lộ “So với nước giàu mới thấy ta lãng phí, thậm chí nó còn lớn hơn cả thất thoát và tham nhũng,” trong một buổi thảo luận tại Quốc Hội hôm 24/7/2021. Ảnh: Trung Tâm Báo Chí Quốc Hội
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một buổi thảo luận tại Quốc Hội hôm 24 tháng Bảy, đại biểu quốc hội Phan Đình Trạc phát biểu: “So với nước giàu mới thấy ta lãng phí, thậm chí nó còn lớn hơn cả thất thoát và tham nhũng.Lời nói của ông Trạc thật ra cũng không đưa ra một cái gì mới mẻ vì tình trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát lâu nay vẫn là lẽ sống của giai cấp cầm quyền ở Việt Nam.

Là trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, hẳn ông Phan ĐìnhTrạc có cơ hội nhìn rõ vấn đề hơn người bên ngoài, nên câu nói được báo chí lề đảng nêu ra như một vấn nạn mới của Hà Nội sau những chiến dịch đốt lò của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Ý của ông Trạc muốn nói  về tình hình các cơ quan, ban ngành trong chính phủ đã tiêu xài rất hoang phí và số tiền lãng phí này tính ra còn hơn cả những vụ tham nhũng hay thất thoát ở các dự án lớn.

Người ta chưa quên dưới thời Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, gánh nặng của 12 dự án ngàn tỷ nằm đắp chiếu đè nặng lên nền kinh tế quốc gia. Có thể điểm danh Nhà máy Đạm Ninh Bình của Tập Đoàn Hóa Chất VINACHEM với vốn đầu tư 12 ngàn tỷ đến nay sản xuất vẫn không trả nổi lãi vay ngân hàng, hiện không ngân hàng nào cho vay tiếp, chưa biết ngày nào sập tiệm.

Cũng có thể nhắc đến số phận bi đát của Nhà máy Bột Giấy Phương Nam ở Long An đầu tư 3.400 tỷ do chuyên gia Trung Quốc xây lắp sau nhiều lần chạy thử không ra bột giấy, rao bán không ai mua, dù với giá bèo của sắt vụn.

Hay trở lại thời gian Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng khi quả đấm thép VINASHIN biến thành VINASINK kéo theo một con số khổng lồ 4 tỷ USD bị mất trắng. Những thất thoát ấy không gì bù đắp nổi nhưng còn kéo dài đến ngày nay mà không có ai chịu trách nhiệm, ngoại trừ Vũ Huy Hoàng ngồi tù 11 năm, nhưng lại bị tuyên án trong một vụ án sai phạm về đất đai  của công ty SABECO!

Sự thất thoát tài sản quốc gia còn được nhìn thấy qua các vụ án kinh tế, tham nhũng gộc, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt được mô tả là rất thấp. Trong giai đoạn từ 2013 đến nay chỉ đạt hơn 32% theo tờ Thời Báo Kinh Tế. Một thí dụ rất cụ thể gần đây nhất trong vụ án Trịnh Xuân Thanh năm 2018, Tổng Cục Thi Hành Án Dân Sự cho biết, Thanh phải bồi thường trong tư cách bị cáo số tiền là 122 tỷ đồng. Nhưng nhà nước chỉ thu hồi được vỏn vẹn 31 tỷ, bằng 1/4 do tài sản của Thanh đã bị tẩu tán trước khi đương sự bị khởi tố. Từ đó có thể suy ra sự thất thoát tài sản quốc gia trong tất cả các vụ án lớn nhỏ do cán bộ cộng sản các cấp gây ra lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Thật ra, lãng phí, thất thoát hay tham nhũng trong những chế độ độc tài toàn trị đều có chung một nguyên nhân. Đó là đồng lương quá rẻ nhưng cán bộ có quá nhiều quyền và họ phải “cộng sinh” mới có thể sống phè phỡn, xây cất biệt phủ hoành tráng và thụ hưởng cho đến hết nhiệm kỳ. Lãng phí tức là cùng nhau vẽ vời những dự án ngàn tỷ, những công trình quá hoành tráng, quá xa hoa; nhưng những công trình xa hoa này ai hưởng, nếu không phải là cán bộ và các nhóm lợi ích bu bám chung quanh chính phủ.

Câu nói của ông Trạc thừa nhận rằng hiện nay lãng phí quá nhiều. Tại sao như vậy?

Bởi vì trong mấy năm qua, từ khi ông Nguyễn Phú Trọng dựng lò đốt tham nhũng để chống thất thoát, tham ô thì cán bộ đã phần nào khó bòn rút qua các dự án, nhất là mọi hành động sẽ bị để ý. Không còn tham ô được thì tiền do “rút ruột công trình,” tiền xin được từ dự án không xài sẽ mất mà không giữ lại được.

Do đó các quan tham bị buộc phải có những hình thức lãng phí như tổ chức nhiều sinh hoạt hội hè, nhiều buổi nghiệm thu, nhiều buổi học tập thảo luận chỉ nhằm mục đích… để xài tiền! Rốt cuộc lại, sự lãng phí, thất thoát hay tham nhũng đều là vấn nạn chung và khó giải quyết của mọi chế độ toàn trị mà thôi.

Tại Việt Nam thất thoát, lãng phí có cơ hội sống dai cùng với tham nhũng tạo thành một gương mặt lem luốc điển hình cho đảng cộng sản cầm quyền. Chỉ có nhân dân mới là thành phần chịu thiệt hại nhiều nhất vì phải còng lưng đóng thuế cho giai cấp cán bộ tha hồ lãng phí.

Ông Trọng nên mở thêm lò thứ hai để đốt lãng phí là vừa.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.