Ngày mai như thế nào khi ngày hôm nay…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đói, bệnh, tử vong,… đã không còn là thảm trạng khu trú ở TP.HCM.

Lê Thanh Uyên, một facebooker ngụ ở Hà Nội vừa đưa lên trang Facebook của cô bốn video clip để giải thích “Sao có thể thấy đói mà không giúp?” Đó là một người đàn ông chạy xe ôm, vợ lượm ve chai, nhiều ngày chỉ ăn cơm với nước mắm và rau dại mọc trên bãi đất trống gần nhà… Là một phụ nữ bán ve chai khác đã ăn cháo mấy ngày vì chỉ còn 50.000 đồng và dè sẻn tới mấy thì cũng chưa biết sẽ sống như thế nào khi Hà Nội đang duy trì các biện pháp phong tỏa khoảng mười ngày nữa… Là hai mẹ con cùng thất nghiệp mấy tuần rồi chỉ có rau dưa… Là 50 người từ Sơn La, Điện Biên về Hà Nội làm mướn rồi bị kẹt lại do phong tỏa đang vật và, vật vờ nhà mót ốc, mót cá ngoài đồng và đi xin gạo… Không có ai trong số những người này có tên trong danh sách cứu trợ cho nạn dân ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội… thành ra những người cứu trợ phải bổ sung, bổ sung đến đợt thứ ba mà vẫn sót (1)…

Tại TP.HCM – nơi đã áp dụng các biện pháp phong tỏa gần ba tháng, các hoạt động cứu trợ từ dân và gần đây từ phía chính quyền cũng thế…

Đỗ Hùng kể về xóm của ông, về những người mà miếng cơm, manh áo xô đẩy họ trôi giạt tới TP.HCM rồi kẹt lại, có những người không biết làm sao để xin trợ cấp, thay vì phải làm đơn thì đi… xin đơn nên không ai cho. Có người đã nhận được 1,5 triệu đồng hỗ trợ từ phía chính quyền nhưng khoản tiền đó chẳng thấm vào đâu vì đã nhiều tháng không làm ra tiền phải trả tiền trọ, tiền ăn uống, tiền thuốc men. Tệ hơn là có những người, thậm chí cả một khu vực chưa được nhận đồng nào. Số ca lây nhiễm, tử vong vẫn chưa giảm. Đỗ Hùng băn khoăn, làm sao có thể siết chặt phong tỏa, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly khi… đói thì đầu gối phải bò, lúc còn bò được. Đừng hỏi tại sao người ta cứ phải ra đường dù đang thời giãn cách, dù đối mặt với nguy cơ bị phạt hai triệu, ba triệu đồng. Họ chạy tìm sinh lộ cho chính mình, khi không còn cách nào khác, chứ không phải dư hơi (2)…

***

Giữa bối cảnh u ám, nặng nề đó, những người thuộc các thành phần yếu thế nhận thêm nhiều cú đánh giống như trời giáng vào tinh thần.

Ông Đỗ Duy Ngọc – một trong những người đều đặn chia sẻ nhật ký trên Facebook về từng ngày TP.HCM bị phong tỏa vừa liệt kê thêm những dữ kiện mới nhất:

Có nhân viên trật tự đô thị của một phường ở quận 2 làm “cò tiêm chủng” vì có thể chi phối được hoạt động cả của các điểm chích ngừa ở địa phương lẫn bệnh viện. Có bệnh viện như Bệnh viện Đa khoa quận Bình Tân vẫn buộc thân nhân người bệnh phải đóng viện phí đến vài chục triệu dù không cứu được người nhà của họ. Điều trị những người nhiễm COVID-19 đã được xác định là miễn phí nhưng những viên chức hữu trách của Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội mới khẳng định là bệnh nhân phải thanh toán chi phí điều trị… bệnh nền và những chi phí… nằm ngoài danh mục chi trả của hệ thống bảo hiểm y tế! Những tình tiết gây buồn, nản không chỉ chừng đó…

Hàng loạt cơ sở nhân đạo, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già đang kêu cứu vì bị bỏ rơi, không được tiếp sức!..

Thiên hạ không chỉ hoang mang, mà còn phẫn nộ khi Bộ GDĐT nhồi thêm một gánh nữa cho các gia đình có con đang trong độ tuổi đi học phải mang: Niên khóa mới vẫn phải bắt đầu đúng hạn, bất kể dân sinh ra sao và tác động của COVID-19 nghiêm trọng như thế nào đối với cả dân sinh lẫn thể trạng, tâm lý mọi người!…

Ông Ngọc còn tỏ ra hết sức bất bình khi số người nhiễm bệnh từ các điểm xét nghiệm và chích ngừa COVID-19 liên tục phá các kỷ lục đã có, nhiều người, nhiều gia đình cùng dương tính khi đến test và chích ngừa, tình trạng sử dụng găng tay không sát trùng và tổ chức các địa điểm xét nghiệm, chích ngừa thiếu khoa học đã đưa đến hậu quả đó, giờ lại nghe thành phố đang phát động xét nghiệm toàn thành phố. Ông thắc mắc: Những bài học ở sân Phú Thọ, ở chợ Bình Điền còn sờ sờ ra đấy, sao các ngài vẫn tiếp tục thực hiện biện pháp sai lầm này mãi thếThiên hạ không vét sạch, bóc, tách F0 ra khỏi cộng đồng. Xét nghiệm đại trà chỉ có lợi cho các tập đoàn mua bán thiết bị xét nghiệm, ngoài ra chẳng có ích gì (4)…

Thay vì bình luận như ông Ngọc, ông Mai Bá Kiếm đã tập hợp, giới thiệu ý kiến mà một số chuyên gia từng nêu trên trang Facebook của họ để mọi người tham khảo, nhận định về Kế hoạch triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn để đánh giá tình hình dịch bệnh, mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ tiến tới kiểm soát dịch ở TP.HCM từ 15 tháng 8 đến 15 tháng 9 vốn được gọi ngắn gọn là xét nghiệm đại trà...

Ví dụ, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc, cho rằng: Số ca dương tính là con số ‘nhân tạo,’ hễ xét nghiệm nhiều người thì số dương tính tăng và ngược lại. Cho nên để biết tình trạng dịch tăng hay giảm, phải xét đến số lượng ca dương tính trở nặng buộc phải nhập viện, số ca dương tính tử vong, tỷ lệ lây lan và tỷ lệ phủ vaccine trong cộng đồng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: Xét nghiệm ào ào như những lần trước rồi phân vùng xanh là chưa hiểu chủng Delta. Mục tiêu bây giờ là bằng mọi cách bảo vệ nhóm nguy cơ.

Bác sĩ Huỳnh Bá Tản – chuyên gia cấp cứu ngoại viện: Mình đề nghị ‘ngu’ như vầy, nếu các sếp chịu thì gật luôn để đỡ khỏi mất công lôi dân ra tổng tấn công phết tỵ hầu nữa ạ – Biểu quyết xem như tất cả dân Sài gòn hơn chục triệu người đều (+) hết. Từ đó cho tiêm vaccine toàn bộ, đồng thời gỡ bỏ phong tỏa. Ai có triệu chứng bệnh thì chữa ngoại trú, ai bệnh nặng thì nhập viện, ai không qua khỏi thì hỏa táng tử tế.

Ông Kiếm dẫn thêm ý kiến của Bác sĩ Phan Xuân Trung về những hàng rào kẽm gai đang bủa vây khắp nơi: Tôi đã nổi điên hét vào mặt một anh phó chủ tịch phường – ‘Các anh muốn giết người à? Hàng rào kiểu này thì xe cấp cứu vào kiểu gì? Xe chữa lửa vào kiểu gì?’ Tôi thật sự không hiểu tác dụng của các rào kẽm gai đó để làm gì. Chặn virus chăng? Virus bay vi vu trong gió chứ có thèm đứng ngoài hay trong hàng rào đâu? Vậy thì hàng rào chỉ có tác dụng nhốt dân, nhưng mà nhốt để làm gì? Để cho dân đừng đi và do vậy sẽ không lây à? Là giải pháp bảo vệ dân à? Thực tế không phải vậy, dân đang chịu trận vì người hàng xóm F0 mà không biết phải làm sao? Một hàng xóm F0, hai ngày sau cả nhà đó F0, bốn ngày sau cả xóm đó F0, tám ngày sau những cái quan tài xuất hiện một cách yên lặng, sau đó sẽ đi lòng vòng để ra được đường lớn vì đầu hẻm đã bị rào kẽm gai… Ông Kiếm cho rằng: Giới chuyên môn và giới làm chính trị hiểu khác nhau từ trong khái niệm, chỉ khổ cho dân chúng tôi!..(5)

***

Bác sĩ Phạm Ngọc Thắng vừa nêu câu hỏi: Ho Chi Minh City thất thủ chưa? – rồi tự trả lời trên trang Facebook của ông thế này: Thất thủ là thất thủ thế ‘lào’… Chính quyền còn nguyên. Dân chết hết thằng khôn thì ồn lại đẻ… Thất thủ là thất thủ thế nào? Thế này này:

1/ Chuỗi cung ứng thực phẩm thất thủ. Người trồng rau, nuôi gà, lợn bỏ ruộng, bỏ chuồng trại… Lấy đâu ra rau, thịt mà cung cấp sau mấy tháng nữa.

2/ Nhà máy xí nghiệp đóng cửa, công nhân lành nghề bỏ về quê, hết lockdown lấy đâu ra người làm việc. Sau đấy, hồi phục sao nổi mà thu thuế 2.000 đến 2.500 tỷ đồng/ngày để nộp hơn 80% về trung trung trung ương ương ương. Độ chừng 30% nguồn thu ngân sách quốc gia bị phá tan tành, sống sao đây? Cụ tổ Nguyễn Trãi ơi, con nhớ cụ: ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần nhân chịu được?’

3/ Cơ sở chăm sóc sức khỏe đóng cửa. Tái sản xuất sức lao động thế là xong, lấy đâu ra dân khỏe để lao động hăng say nữa đây?

4/ Chợ đóng cửa, nguồn hàng không có, người mua bị cấm đoán – có tiền cũng như không… lạm phát sẽ ngay và luôn.

5/ Xã hội bất hoạt, an ninh, quốc phòng, trật tự, thuế má… Tất cả sẽ ra sao.

‘Thồi’! Lại lên cơn nhớ Bác Hồ rồi. Bác Hồ ơi, năm xưa bác viết Bản án chế độ thực dân Pháp hay quá đi thôi. Mà thế quái nào, Bác lại được đăng ấn phẩm ở tại sào huyệt của thực dân thế? Bác dậy con với! Mà thôi, con đi ăn mì tôm đây! (6)

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/litixinh/posts/10209535050891058

(2) https://www.facebook.com/605815611/posts/10165489253380612/

(3) https://www.facebook.com/doduyngoc/posts/10158486373623635

(4) https://www.facebook.com/doduyngoc/posts/10158486373623635

(5) https://www.facebook.com/bakiem.mai/posts/1728279797363883

(6) https://www.facebook.com/100066973638588/posts/148121810763606/

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.