Nếu không làm được, hãy để người dân tự cứu mình

Máy cung cấp oxygen (oxygen concentrator) nên có trong nhà - nhất là mùa dịch Covid-19, theo BS Wynn Tran. Ảnh chụp màn hình Youtube Dr. Wynn Tran Official
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều người Việt bức xúc và đau lòng trước số lượng tử vong do Covid-19 gây ra, trên cả nước nói chung và ở Sài Gòn, nói riêng. Theo con số mới nhất từ Worldometers, lấy từ số liệu thống kê từ chính quyền Việt Nam, cả nước đã có hơn 10.000 người chết, với tỷ lệ khoảng 2,5% trên tổng ca nhiễm, quá cao so với số trung bình thế giới và khu vực.

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins[1] ngày 28/8/2021, tỷ lệ chết trên số ca nhiễm ở Việt Nam đứng thứ 7 từ trên xuống, trên cả Mỹ, Ấn Độ, và nhiều nước trong khu vực như Philippines, Malaysia, Thái Lan…

Trong tình trạng quá tải của các bệnh viện, việc tìm một chỗ để được nhận vào cấp cứu hay thở oxy, gần như bất khả. Chị của tôi trên 70 tuổi, khoảng 2 tuần trước bị sốt và co giật, đứa cháu gọi cho 4, 5 bệnh viện, nhưng chẳng có nơi nào nhận. May mà cuối cùng chị vượt qua nhờ uống thuốc do các bác sĩ quen biết cho. Trong khi máy thở oxy khan hiếm, và đã có những tấm lòng hảo tâm hỗ trợ các ATM-Oxy, các trang chính thức [2],[3],[4] của nhà nước và báo chí chính thống liên tục đưa tin ngăn cản người dân mua máy oxy.

Bác sĩ Wynn Trần, người Mỹ gốc Việt, có trang YouTube với gần nửa triệu người đăng ký, và mỗi bài đăng của anh đều thu hút vài trăm ngàn người theo dõi. Trong clip số 285 Những chiếc máy (có thể cứu mạng) nên có ở nhà,[5] BS Wynn Trần khuyên người dân nên mua máy thở (ở Mỹ thì không cần mua, vì có công ty cho thuê, và bảo hiểm trả tiền cho bạn). Dĩ nhiên, bạn chỉ nên mua những máy chất lượng, ví dụ máy được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Mỹ, cấp phép.

Người bạn của tôi vừa đặt mua một máy thở (sản xuất tại Trung Quốc, nhưng được FDA chuẩn thuận) cho gia đình, với giá 15 triệu. Tôi biết, nhiều gia đình không có nổi số tiền này, nhưng nếu nhiều gia đình có thể mua máy tính cho từng đứa con đi học (thậm chí từ bậc tiểu học), đây lại là khoản đầu tư sức khỏe xứng đáng cho cả gia đình và người thân.

Tôi biết cũng còn đó những nhà báo và biên tập viên báo đài chính thống đang trăn trở với nỗi đau của đồng bào mình. Song lại có quá nhiều phóng viên và phát thanh viên sẵn sàng viết và nói những gì cấp trên nhét vào đầu và miệng của họ.

Qua bài viết ngắn này, tôi mong các báo chính thống cần nói nhiều hơn về sự thật, (thay vì tuyên truyền) vì điều đó có thể cứu rất nhiều mạng người!

Bạn tin ai, các bác sĩ đang chữa trị cho nhiều bệnh nhân Covid trong và ngoài nước, hay các quan chức chỉ nói vì chiếc ghế của mình?

Ghi chú: Bản tin 24h của VTV1 mới phát chiều tối 28/8 khuyên dân không nên mua máy thở vì có khả năng gây cháy nổ. Bạn tôi (một chuyên viên cơ khí), đã đọc rất kỹ về nguyên lý cấu tạo và vận hành của máy, cho biết khả năng cháy nổ còn thấp hơn nhiều so với bình và bếp ga.

[1] https://coronavirus.jhu.edu/data/mortality

[2] https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/nguoi-dan-co-nen-mua-tich-tru-may-tho-binh-khi-oxy-586354.html

[3] https://moit.gov.vn/tin-tuc/bao-chi-voi-nganh-cong-thuong/dung-tu-y-mua-tich-tru-may-tho-may-tao-oxy-tai-nha.html

[4] https://laodong.vn/thi-truong/do-xo-mua-may-tao-oxy-dung-tai-nha-ton-tien-trieu-nhung-khong-can-thiet-933406.ldo

[5] Những chiếc máy (có thể cứu mạng) nên có ở nhà:

Tâm Đăng

Nguồn: Báo Tiếng Dân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.