Luật đất đai rồi sẽ ra sao? Chính phủ và Quốc Hội cần hết sức quan tâm!

Luật Đất Đai. Ảnh: Youtube
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có lẽ trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, luật đất đai là loại pháp luật khó xác định nhất về phân loại và là luật đặc biệt nhất, gây tác động lớn nhất tới đời sống xã hội.

Kể từ khi Hiến pháp 1980 ra đời trong bối cảnh vừa thống nhất đất nước, tinh thần chủ nghĩa xã hội đang lên cao những tưởng chủ nghĩa xã hội sắp xây dựng thành công đến nơi trên đất nước ta, do vậy Điều 19, Hiến pháp 1980 tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân cùng với hầu hết tư liệu sản xuất chủ yếu khác theo qui luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội (được tuyên bố hùng hồn tại Điều 15, đoạn 2 của Bản Hiến pháp này).

Vậy là kéo theo đó các đạo luật chuyên về đất đai cứ nối đuôi nhau ra đời khoảng hơn mười năm một lần mà đạo luật sau lại thay thế đạo luật trước. Đơn giản nhất thì chúng ta có thể nhận thấy sự xáo trộn đó khó có thể có sự ổn định trong đời sống xã hội.

Điều lạ lùng là trong khi chúng ta hoàn toàn hiểu rằng Bộ luật Dân sự có vai trò nền tảng của luật tư và quan trọng chỉ đứng sau Hiến pháp, thế nhưng các đạo luật về đất đai bao giờ cũng ra đời trước Bộ luật Dân sự hai năm.

Sau Luật Đất đai năm 1993 chúng ta có Bộ luật Dân sự năm 1995. Sau Luật Đất đai năm 2003, chúng ta có Bộ luật Dân sự năm 2005. Và sau Luật Đất đai năm 2013, chúng ta lại có Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bộ luật Dân sự luôn có ba đại chế định quan trọng nhất trong đời sống xã hội- đó là đại chế định quyền nhân thân; đại chế định tài sản; và đại chế định nghĩa vụ và hợp đồng.

Thế nhưng những Luật Đất đai của ta lại luôn qui định về một thứ tài sản đặt biệt nhất so với hầu hết các nước trên thế giới- đó là quyền sử dụng đất.

Buồn nỗi quyền sử dụng đất ra đời lại làm đảo lộn hoàn toàn kỹ thuật pháp lý từ cổ tới kim. Ấy vậy mà chẳng ai nghiên cứu nó trong tổng thể kỹ thuật pháp lý mà chỉ tán quanh nó theo kiểu thầy bói xem voi, nhất là các ông thầy, bà cô dạy luật đất đai chỉ chẻ mấy qui định của các đạo luật về đất đai ra để tán, trong khi các đạo luật này chẳng nhìn ngó gì tới kỹ thuật pháp lý và tính hệ thống của pháp luật, mà chỉ bám vào mỗi nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý để qui định theo ý thích.

Thực tế Luật Đất đai 2013 và cái gọi là “quyền sử dụng đất” mâu thuẫn ngay với Bộ luật Dân sự năm 2015 và kỹ thuật pháp lý từ cổ tới kim mà Quốc hội đã không biết xử lý thế nào để làm rối tung lên.

Các Luật Đất đai thì quan niệm quyền sở hữu bao gồm ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Do vậy gọi là “Quyền sử dụng đất” là để Nhà nước cho phép người có quyền này được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi trên những thửa đất theo ý chí của Nhà nước.

Trong khi đó Ban soạn thảo Bộ luật Dân sự năm 2015, theo kỹ thuật pháp lý từ cổ tới kim, quan niệm quyền sở hữu bao gồm ba quyền là: quyền sử dụng, quyền thu hoạch hoa lợi và quyền định đoạt. Còn quyền chiếm hữu tách riêng vì bị xem là một quan hệ thực tế. Vì vậy Bộ luật Dân sự năm 2015 qui định “quyền hưởng dụng” bao gồm quyền sử dụng và thu hoạch hoa lợi. Quốc hội không hiểu hết logic và kỹ thuật pháp lý, cho nên, một mặt sửa Dự thảo Bộ luật Dân sự để vẫn qui định quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt theo truyền thống pháp luật Xô Viết, nhưng mặt khác không sửa chế định quyền hưởng dụng theo đó.

Vậy là cùng có bản chất như nhau, nhưng đối với đất đai thì gọi là “quyền sử dụng đất,” nhưng quyền được thiết lập trớ trêu trên cái gọi là “quyền sử dụng đất” lại gọi là “quyền hưởng dụng” vì xuất phát từ hai quan niệm về nội dung quyền sở hữu khác nhau.

Quyền bề mặt nhẽ ra phải được thiết lập trên đất theo truyền thống kỹ thuật pháp lý từ thời La Mã cổ đại, chứ không ai lại qui định quyền bề mặt thiết lập trên “quyền hưởng dụng” (quyền sử dụng đất) như Bộ luật Dân sự năm 2015.

Do thiếu nghiên cứu và thiếu tri thức về luật dân sự, Quốc hội không biết rằng Trung Quốc nó cũng vướng phải vấn đề như ta. Nhưng nó đã nghiên cứu thay đổi kỹ thuật pháp lý bằng cách thừa nhận quyền sở hữu bao gồm bốn quyền là: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt, và quyền thu hoạch hoa lợi.

Như vậy nó vẫn giữ nội dung quyền sở hữu theo truyền thống Xô Viết, nhưng bổ sung thêm quyền thu hoạch hoa lợi vào đó để qui định về quyền hưởng dụng theo kỹ thuật pháp lý từ cổ tới kim phù hợp với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Các đạo luật chuyên về đất đai của ta rất khó phân loại để xếp chúng vào đâu trong hệ thống pháp luật và để thi hành cũng như giảng dạy vì trong đó nó bao gồm cả các qui định về hành chính, cả các qui định về tài sản tư.

Về cơ bản khi muốn làm cho đạo luật trở nên dễ thi hành, bảo đảm tính hệ thống và không mâu thuẫn, chồng chéo thì phải xét được nó thuộc phân loại nào.

Luật Đất đai phải được xem là một đạo luật về hành chính đất đai, cho nên khi làm đạo luật này phải tách phần các qui định về tài sản tư ra bởi các giao dịch về nó là một kỹ thuật pháp lý hoàn toàn khác.

Như vậy luật đất đai phải được đưa về giảng dạy tại bộ môn luật hành chính. Hiện nay chúng ta đang quan niệm nó là thuộc về pháp luật kinh tế.

Hết sức lưu ý rằng, cái gọi là “Luật kinh tế” hiện nay không còn. Luật kinh tế là một ngành luật truyền thống của chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên căn bản chế độ công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất, kế hoạch hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân để bảo đảm qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Vì thế ngành luật này có các chế định đặc trưng chủ yếu mà nay ta không thể có- đó là: Chế định xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, chế định kế hoạch hóa, chế định hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, chế định hợp đồng kinh tế (ký theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước mà chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước được xem là cương lĩnh thứ hai của Đảng).

Với các chế định này, ngành luật kinh tế truyền thống của chủ nghĩa xã hội vay mượn chủ yếu phương pháp điều chỉnh của luật hành chính, và một chút của luật dân sự (nhưng chỉ trong chế định hợp đồng kinh tế).

Vậy hãy trả luật đất đai về cho luật hành chính để bảo đảm tính thi hành cao của đạo luật này trong quản lý Nhà nước. Phần tài sản tư tách về cho luật dân sự để bảo đảm sự thúc đẩy tốt giao lưu dân sự. Đương nhiên phần tài sản kinh doanh trong luật thương mại phải được bảo đảm.

Kiến nghị: Cần cải cách luật đất đai theo hướng gắn với kỹ thuật pháp lý tổng quát. Vì vậy không thể nghĩ rằng chỉ các thầy, cô dạy về đất đai mới là người biết về đất đai. Người soạn thảo luật thì ít nhất phải nắm được kỹ thuật pháp lý sâu sắc và tổng quát, đồng thời phải giàu ý tưởng.

Ngô Huy Cương

Nguồn: Báo Tiếng Dân

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.