Số phận soái hạm Moskva và vài điều cảnh tỉnh

Soái hạm Moskva của Hạm Đội Biển Đen thuộc Hải Quân Nga đã bị hỏa tiễn Ukraine bắn chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Số phận soái hạm Moskva là hệ quả của tham nhũng và độc tài

Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận Soái hạm tuần dương Moskva của Hạm đội Biển Đen đã bị chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Với Nga, đây là tin “sấm sét” làm sụp đổ sức mạnh của Hải quân Nga. Với Tổng thống Putin, đây còn là điềm dữ.

Có tiền từ bán dầu khí, Tổng thống Putin đổ tiền vào hiện đại hoá quân đội Nga, trong đó, lực lượng Hải quân Nga thuộc nhóm ưu tiên hàng đầu. Tàu tuần dương Moskva (dài 186,4m, giãn nước 12.490 tấn) mạnh nhất ở Hạm đội Biển Đen, là một biểu tượng sức mạnh của Hải quân Nga, chỉ đứng sau tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (dài 306,5m, giãn nước 58.600 tấn) và tuần dương hạm hạt nhân Peter Đại đế (dài 252m, giãn nước 28.000 tấn).

Tuần dương hạm Moskva được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại nhất của Nga. Trong đó có 16 tên lửa diệt hạm P-1000 Vulkan tầm bắn 800km với đầu đạn chứa 950kg thuốc nổ, hay đầu đạn hạt nhân tương đương 350.000 tấn thuốc nổ TNT. Đây là vũ khí mà Hải quân Nga kỳ vọng có thể tiêu diệt các tàu sân bay và các tàu chiến mạnh nhất của Mỹ từ xa gần ngàn km.

Tuần dương hạm Moskva có một hệ thống vũ khí để chống lại sự tấn công từ xa của đối phương, bất kể từ trên trời hay dưới biển, bao gồm 64 tên lửa phòng không tầm xa loại S-300F, 40 tên lửa phòng không tầm ngắn OSA-MA, hai cụm ống phóng gồm 10 ngư lôi 533mm, hai tổ hợp rocket chống ngầm RBU-6000, 6 tổ hợp phòng thủ tầm cực gần AK-630 30mm, cụm pháo 2 nòng AK-130 130mm, 1 trực thăng săn ngầm Ka-27, cùng hệ thống tác chiến điện tử. Soái hạm Moskva từng được đưa đến phục vụ quân Nga trong chiến tranh Syria, không ít lần “nghênh chiến” từ xa với Hải quân Mỹ và Phương Tây ở vùng Vịnh, được ngợi ca đến mức đối phương phải kiêng nể.

Nhưng bây giờ thì bức tranh về sức mạnh Hải quân Nga hoàn toàn sụp đổ. Tên lửa diệt hạm Neptune do quân đội Ukraine sản xuất, không hiểu bằng cách nào, đã vượt qua các lớp phòng thủ của tuần dương hạm Moskva, đánh trúng tàu, làm cháy lớn dẫn đến nổ kho đạn và đã làm chìm tuần dương hạm Moskva xuống đáy Biển Đen.

Sau một tháng, cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã cho ông Putin hiểu về sức mạnh quân đội Nga trên không và trên bộ, hiểu đến mức làm ông phải thay đổi mục tiêu và chiến lược, chiến thuật. Giờ, với việc tàu tuần dương Moskva mạnh nhất của Nga ở Biển Đen bị đánh chìm, ông Putin đã hiểu về sức mạnh thực sự của Hải quân Nga. Và xa hơn, là kết quả của việc hiện đại hoá quân đội Nga.

Ông Putin chắc đã nhìn thấy, dù đã bỏ nhiều tiền nhưng việc hiện đại hoá quân đội Nga không mang đến nhiều hiệu quả như mong đợi. Đó là vì tham nhũng.

Dựa vào cáo buộc trốn thuế và tham nhũng, ông Putin đã loại trừ những nhà tài phiệt không cùng cánh như Khodorkovsky. Nhưng thay vào đó, ông Putin lại có hàng loạt những nhà tài phiệt tham nhũng khác làm vây cánh. Chính các nhà tài phiệt vây cánh của Putin đã lũng đoạn nền kinh tế và nền quốc phòng Nga. Chính tham nhũng trong quân đội Nga ở hàng ngũ chóp bu đã làm cho sức mạnh quân đội Nga bị mọt rỗng.

Kỳ hạm Moskva bị hải quân Ukraine bắn chìm là một nỗi đau khó chịu đựng của ông Putin và các tướng lĩnh Nga. Ông Putin sẽ tiến hành các đợt thanh trừng nội bộ rộng lớn để quy trách nhiệm. Và sau chiến tranh Nga – Ukraine, quân đội Nga có thể sẽ có các cải cách mới. Nhưng rồi cũng sẽ không mang lại hiệu quả mong đợi, dù có tốn rất nhiều tiền.

Đó là do bản chất xã hội Nga thời ông Putin. Xã hội Nga thời ông Putin thực chất là chế độ cộng sản xô viết trong một hình thái mới, trong đó sự độc tài tập thể bị thu hẹp thành độc tài cá nhân cát cứ. Mỗi địa phương, mỗi bộ ngành là những nhà độc tài cát cứ. Để bảo vệ quyền lực của mình, ông Putin đã ban phát độc tài cát cứ cho không ít người, mà ông Kadyrov là một điển hình.

Thời Stalin còn có Bộ chính trị. Thời Putin chỉ có Putin. Ông Putin quyết định mọi vị trí quan trọng trong chính phủ và trong quân đội. Ông Putin không có đối thủ, vì mọi đối thủ đều bị tiêu diệt, loại bỏ. Trong một xã hội như vậy, tham nhũng chẳng những sẽ không thể nào bị loại bỏ mà còn có đất màu mỡ để phát triển. Độc tài và tham nhũng là hai thành tố nuỗi dưỡng nhau. Chính độc tài và tham nhũng đã làm suy yếu nước Nga, làm mối mọt sức mạnh quân đội Nga.

Nhược điểm của quân đội Nga bộc lộ trong chiến tranh Nga – Ukraine cũng như sự kết liễu của kỳ hạm Moskva là hệ quả trực tiếp của tham nhũng và độc tài. Tham nhũng và độc tài luôn cộng sinh. Nước Nga sẽ mạnh hơn về quân sự, sẽ giàu hơn về kinh tế khi rứt bỏ được độc tài.

2. Vài điều cảnh tỉnh

Chiến tranh Nga – Ukraine có các ảnh hưởng to lớn đến số phận nhiều nước. Trước hết là ở Châu Âu. Chưa bao giờ Châu Âu đoàn kết như bây giờ. Châu Âu đang thức tỉnh trước một tình thế địa chính trị mới. Tình thế đòi hỏi hầu hết các quốc gia Châu Âu phải tăng kinh phí quốc phòng, điều chỉnh chính sách đối ngoại và phòng thủ. Kết quả dẫn đến 4 thay đổi lớn sau đây:

1). EU sẽ có nhiều thành viên hơn, liên kết hơn, và mạnh hơn về quốc phòng. Ngoài kinh tế, tự EU sẽ trở thành một khối quân sự, có phần giao thoa, nhưng có phần độc lập với NATO. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine sẽ đưa EU sang một không gian mới về phòng thủ. EU sẽ từng bước bớt phụ thuộc hơn vào Hoa Kỳ về quân sự.

2). Phần Lan và Thuỵ Điển đang xem xét từ bỏ thế trung lập để gia nhập NATO. Sẽ còn các quốc gia khác nữa mong muốn gia nhập NATO.

3). NATO mạnh hơn và sẽ có thêm thành viên, trái với mục tiêu tiến hành chiến tranh để ngăn chặn NATO mở rộng của ông Putin.

4). Xuất hiện các cường quốc quân sự mới. Đó là Đức ở phía Tây và Nhật Bản ở phía Đông. Chiến tranh Nga – Ukraine hối thúc Đức và Nhật Bản nhanh chóng trở thành các cường quốc quân sự.

Kỳ hạm Moskva bị đánh chìm bởi tên lửa Neptune của Ukraine sẽ cho những bài học hữu ích về chiến lược phòng thủ biển đối với các quốc gia sống cạnh nước lớn có hải quân mạnh, cụ thể là rất thiết thực cho Việt Nam.

Rõ ràng, tìm kiếm các tên lửa diệt hạm sẽ đỡ tốn kém hơn, nhanh hơn, dễ hơn, so với đầu tư mua sắm các chiến hạm lớn. Nếu có nhiều hệ thống diệt hạm tiên tiến thì chủ quyền biển đảo Việt Nam có thêm một phòng tuyến bảo vệ trải dài 3.200km từ đất liền.

Cũng như vậy, chiến tranh Nga – Ukraine cho thấy đầu tư về tên lửa diệt tăng, tên lửa bắn máy bay và trực thăng sẽ hiệu quả hơn trong phòng vệ so với mua sắm các xe tăng, máy bay và trực thăng đắt tiền. Nói như thế không có nghĩa là không cần mua sắm xe tăng, máy bay hay trực thăng, mà là cần phải xác định một tỷ lệ hợp lý.

Chiến tranh công nghệ hiện đại khác xa với chiến tranh thập niên 70 thế kỷ trước mà Việt Nam đối mặt. Sự sống còn phụ thuộc vào độ chính xác, thời gian ngắn, khoảng cách xa… của vũ khí chứ không phụ thuộc vào giá rẻ.

Chiến tranh Nga – Ukraine giúp cho Việt Nam thấy giá trị của công nghệ chính xác cao, công nghệ AI, vai trò của các máy bay không người lái, giá trị của viễn thông vệ tinh, cùng tầm quan trọng của liên lạc nội bộ trong tác chiến. Nếu có ai đó trong số các nhà quân sự của Việt Nam đích thân tiếp cận chiến trường Nga – Ukraine thì chắc sẽ thu được nhiều kết luận quý giá.

Quân đội Việt Nam vừa có đợt sàng lọc với án kỷ luật 11 tướng trong Bộ chỉ huy Cảnh sát biển. Sự kết liễu của kỳ hạm Moskva phải là một chương cảnh tỉnh mới.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.