Sài Gòn Thương Mến

Một bộ đội Mìền Bắc với vẻ trầm tư trên bậc thềm tòa nhà Quốc Hội VNCH 30/4/75.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà văn Nguyễn Tường Thụy là “bộ đội giải phóng” vào Sài Gòn tháng Tư, năm 1975. Yêu Sài Gòn nên ông đã lên tiếng. “Sài Gòn thương mến” là một trong 6 bài thơ của ông. Nay ông bị kết án 11 năm tù vì đấu tranh cho quyền làm người. Dưới đây là bài thơ của Ông.

***

Sài Gòn Thương Mến

Sài Gòn xưa “Hòn ngọc Viễn Đông”
Bây giờ Viễn Đông thành phố nào là hòn ngọc?
Tôi nghĩ thế thấy thương yêu da diết
Một Sài Gòn rực rỡ nét hào hoa.

Tôi đến Sài Gòn vừa dứt can qua
Thấy ngơ ngác trước đô thành lộng lẫy
Tôi thương Sài Gòn bằng những gì tôi thấy
Cố đô một thời tráng lệ kiêu sa.

Những người dân khoáng đạt hiền hòa
Phố thị khác những gì qua tâm tưởng
Tôi ở Bắc lớn lên trong thiếu thốn
Vẫn ngỡ đang đi tới cửa thiên đường.

Chân dép cao su rê khắp nẻo phố phường
Tôi trăn trở với bao nhiêu câu hỏi
Trong tim như có điều gì nhức nhối
Đất nước này đâu thực đâu hư…

Tôi đến Sài Gòn một ngày tháng Tư
Chiếc loa phường đang say men chiến thắng
Trở về Bắc mang theo bao quà tặng
Con búp bê, khung xe đạp, chiếc đài.…

Thủ trưởng bảo tôi ta thiếu cứ xài
Nhưng nhớ đó là phồn vinh giả tạo
Tôi gặp trẻ con, chúng khoanh tay thưa dạ
Lời dạ thưa này cũng giả tạo ư?

Hai mươi năm đất nước cắt chia
Bằng phần mười cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn
Mà máu đổ, biết lấy gì đong đếm
Có chiến thắng nào đắt giá thế này không?

Hàng triệu thanh niên hy sinh tuổi thanh xuân
Vết thương chiến tranh đến bao giờ hàn miệng.
Tôi hỏi đến người anh bên kia chiến tuyến
Được tin anh tử trận trước Sài Gòn.

Và Sài Gòn với làn sóng thuyền nhân
Bao nhiêu người đi không tới nơi định đến
Họ hàng tôi bỏ dần sang Mỹ
Thương người ở nhà, đôi lúc có quà thăm.

Sài Gòn bây giờ thành phố đã đổi tên
Tôi vẫn muốn gọi bằng cái tên thương mến cũ
Và ao ước Sài Gòn hoa lệ
Sẽ đến lúc lại là “Hòn ngọc Viễn Đông.”

Nguyễn Tường Thụy

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.