Tù không án

Tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng bị trói chân tay vào giường sắt ở một bệnh viện tâm thần. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đừng tưởng chỉ có ngày xưa mới có tù không án, bây giờ vẫn có, chỉ là dưới dạng khác.

Chỉ hai tháng nữa là tròn bốn năm kể từ khi Lê Anh Hùng bị bắt giam (Ngày 5/7/2018). Trong gần bốn năm qua, nhiều lần Lê Anh Hùng bị đưa đi giám định tâm thần. Sau đó, gia đình được thông báo bằng miệng, là đã có lệnh tạm đình chỉ điều tra vụ bắt và tạm giam Lê Anh Hùng, nhưng lại chuyển Lê Anh Hùng sang bệnh viện tâm thần, để “chữa bệnh” bắt buộc.

Lần đầu Lê Anh Hùng bị đưa đi giám định tâm thần (tháng 10/2018), Hùng đã tuyệt thực để phản đổi. Nhưng họ đã cho người đè ra, truyền thức ăn qua đường mũi, miệng đến chảy cả máu. Năm 2020, trong một lần từ chối uống thuốc, Lê Anh Hùng bị đánh và bị trói vào giường sắt để tiêm thuốc (tin từ RFA). Một bệnh nhân trong bệnh viện này, đã lén chụp được ảnh Lê Anh Hùng bị trói vào giường bệnh như trong ảnh đầu bài.

Khi tin tức và hình ảnh lọt ra ngoài, lập tức việc lục soát được tiến hành, và công an tịch thu tất cả điện thoại vốn bị cấm dùng trong bệnh viện. Tuy nhiên, nhờ vụ này, mà Lê Anh Hùng không bị đánh đập nữa. Như vậy, việc tuồn được thông tin ra ngoài, thực sự là cứu cánh cho người bên trong.

Cho đến nay, người duy nhất được thăm gặp Lê Anh Hùng là bà Niệm, mẹ đẻ của Lê Anh Hùng. Theo bà Niệm, khi gặp Hùng, chỉ được nhìn và nói chuyện qua kính chắn, có công an ngồi giám sát – không khác gì nhà tù. Có người được cho là khỏi bệnh, và ra viện, thông tin cho gia đình Lê Anh Hùng, rằng có người bên chính quyền gặp Hùng hỏi, nếu được về, có kiện tiếp không? Hùng bảo tôi không sai, nên về tôi vẫn tiếp tục kiện. Thế là Hùng tiếp tục bị giam trong bệnh viện tâm thần, cho đến tận bây giờ.

Sự nhân đạo giết người

Lê Anh Hùng bị cho là tâm thần, vì những lời nói có vẻ hoang tưởng của cậu ta. Tâm thần có nhiều thể loại, Lê Anh Hùng không thuộc diện phá phách, hành động điên khùng. Cậu ta từng dịch những cuốn sách khó nhằn, được nhiều người khen là giỏi chuyên môn. Lê Anh Hùng không khôn khéo, không biết lựa lời. Những lời nói “thật” của Lê Anh Hùng, có làm sứt được cọng lông nào của ai, mà phải giam cầm cậu ấy?

Việc điều trị tâm thần ngoài thuốc an thần ra, người bệnh phải được sống trong môi trường tự do, được người nhà, bạn bè yêu thương, chăm sóc, chứ không phải nhốt họ vào trong một không gian tù túng, và cưỡng ép uống/ tiêm thuốc. Thuốc an thần uống nhiều, thì thần kinh thép cũng thành bệnh, về lâu dài sẽ mất trí nhớ, sinh ra chứng run rẩy, mất cân bằng (tôi đã chứng kiến người nhà bị như vậy). Người cùng viện với Lê Anh Hùng, khi ra viện, có cho gia đình Hùng biết, Hùng đã bắt đầu sinh chứng ảo giác, luôn cảm thấy trần nhà đang sắp sập xuống người cậu ta.

Tôi đọc truyện, dựa trên những câu chuyện có thật, là có người bị đưa vào trại tâm thần vĩnh viễn, chỉ để chiếm đoạt tài sản. Bệnh viện cũng thông đồng với những kẻ bất nhân, nên người bị hại khó có đường thoát.

Ở bệnh viện tâm thần, người ta năm lần bảy lượt hứa với Lê Anh Hùng, là cậu ta sắp được về. Một số người đã được về thật, nhưng Lê Anh Hùng thì không. Và tôi e rằng bọn họ sẽ chỉ thả Lê Anh Hùng về nhà, khi cậu ta đã điên dại thực sự, chứ không tỉnh táo để còn tiếp tục đi kiện như cậu ta đã khẳng định.

Tôi thấy việc này quá độc ác. Không phải họ sợ viêc bị Lê Anh Hùng kiện, mà họ sợ cái gì đó hoàn toàn khác. Nếu chỉ là việc kiện, thì tôi đây cũng kiện chủ tịch UBND TP Hà Nội. Nhưng cách duy nhất mà họ làm, là mặc kệ – không xử, cho dù tôi có gửi hàng nghìn lá đơn thúc giục cũng thế. Người dân Thủ Thiêm còn khiếu kiện hơn 20 năm đó thôi?

Cho tới nay, không chỉ có Lê Anh Hùng bị chuyển từ tại tạm giam sang bệnh viện tâm thần, để chữa bênh bắt buộc, mà còn có Nguyễn Trung Lĩnh và mới đây là Nguyễn Thúy Hạnh, gia đình chỉ được thông báo miệng, chứ không hề gửi cho họ văn bản nào về việc này. Họ luôn nói, khi nào khỏi bệnh, sẽ tái điều tra, xét xử.

Tôi e rằng Lê Anh Hùng, Nguyễn Trung Lĩnh, và Nguyễn Thúy Hạnh, sẽ chỉ được “thả” khi họ chỉ còn là “những cái xác không hồn” – nghe thì phũ phàng, nhưng tiếc là rất thực tế trong xã hội này.

Tôi viết những dòng này, bởi mới đây có người hỏi tôi về tình trạng của Lê Anh Hùng. Thật đáng buồn khi Lê Anh Hùng đã bị giam giữ gần 4 năm không xét xử, mà không có một ai đoán biết được tương lai của cậu ta sẽ ra sao? Cả Nguyễn Trung Lĩnh và Nguyễn Thúy Hạnh nữa.

Nguồn: FB Đặng Bích Phượng

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.