Chiến tranh Ukraine có thể làm sụt giảm xuất cảng võ khí Nga

Một xe tăng của Nga bị cháy rụi ở Ukraine. Ảnh: Chris McGrath/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn tin Business Insider hôm 6 tháng Năm, cho hay chiếc xe tăng tối tân nhất của Nga đã bị các lực lượng Ukraine tiêu hủy chỉ mấy ngày sau khi lâm trận.

Chiếc T-90M, với bộ vỏ bọc thép nhiều lớp cùng với động cơ cực mạnh và nhiều đồ trang bị mới được nâng cấp, đã bị một nhà báo người Ukraine, Andriy Tsaplienko, chụp hình cho thấy nó chỉ còn là đống sắt cháy đen thui ở vùng Kharkiv.

Chiếc T-90M nêu trên bị một hỏa tiễn chống chiến xa Javelin do Mỹ chế tạo bắn cháy tại một nơi gần Izyum. Cùng chịu chung số phận với nó là một thiết vận xa MT-LB và một xe chiến đấu bọc thép.

Giới quân sự Ukraine nói rằng hỏa tiễn Javelin đã “biến một chiếc xe tăng siêu tân tiến của Nga thành một đống sắt vụn.”

Tháng trước, nước Nga cũng hết sức bối rối và bị mất mặt với thế giới sau khi chiếc soái hạm Moskva của hạm đội Hắc Hải bị đánh chìm bằng một hỏa tiễn chống chiến hạm của Ukraine ngay trên biển Hắc Hải, lúc nó đang chỉ huy một cuộc tấn công bằng hải pháo vào vùng duyên hải phía Nam của Ukraine.

Đây là một trong những chiến hạm được trang bị máy móc tối tân nhất cùng với hỏa lực hùng mạnh nhất của Hải Quân Nga hiện nay.

Mặt khác, một bài báo đề ngày 13 tháng Năm, trên tờ South China Morning Post xuất bản tại Hong Kong, viết rằng: “Các chiến cụ Nga bị phá hủy trong cuộc chiến tranh tại Ukraine rất có thể sẽ làm sút giảm mức nhập cảng võ khí của Nga vào các quốc gia Đông Nam Á.”

Đông Nam Á là nơi võ khí Nga được ưa chuộng, trước hết, là do giá thành vừa với túi tiền của các quốc gia trong vùng so với giá cả của những võ khí do Hoa Kỳ và Pháp sản xuất, với niềm tin rằng võ khí của Nga cũng tốt chẳng kém gì các món võ khí của Hoa Kỳ và các nước Âu Châu.

Nhưng điều tệ hại nhất vẫn là hình ảnh của những khí cụ Nga bị hư hỏng và bỏ lại trên chiến trường Ukraine, trong đó có xác chiếc chiến đấu cơ hết sức tối tân SU-35 của Không Lực Nga, vừa bị quân đội Ukraine bắn hạ vào hồi đầu tháng Tư.

Cũng vẫn theo tờ báo, những hình ảnh như thế có khả năng làm giảm sút nhu cầu mua khí giới của các quốc gia vùng Đông Nam Á đối với Nga, bởi vì sự việc đó dẫn tới câu hỏi về giá trị và mức độ đáng tin của các trang thiết bị quân sự do Nga sản xuất.

Cũng về vấn đề đó, một bản báo cáo mới đây của Viện Nghiên Cứu ISEAS-Yusof Ishak Institute, có trụ sở ở Singapore, cho thấy cuộc chiến tranh Ukraine làm tổn hại uy tín của các loại hàng hóa quốc phòng do Nga sản xuất và cung ứng cho thị trường võ khí tại Đông Nam Á, một trong những nguồn lợi tức đáng kể trong nền kinh tế của Nga.

Từ Việt Nam sang Miến Điện và Indonesia, các nước khách hàng của Nga, rồi đây, có thể sẽ nhìn về hướng khác để mua võ khí sau khi họ chứng kiến thành tích tồi tệ của các lực lượng võ trang Nga trên chiến trường Ukraine.

Vì cuộc chiến tại Ukraine ảnh hưởng tới mức cung ứng hàng hóa quân sự, người mua có thể sẽ quay sang phía Ấn Độ để tìm các món đồ phụ tùng cho các chiến cụ bị hư hỏng – và ngay cả tìm đến một nơi khác hết sức bất ngờ nữa, đó là Bắc Hàn, bài báo của tờ SCMP viết.

Từ hai thập niên qua, Nga trở thành nước xuất cảng võ khí hàng đầu sang các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng kể từ năm 2014, do cuộc cấm vận của Tây phương sau khi nước này xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, trị giá các món võ khí do Nga bán ra các nước trong vùng này đã khởi sự sút giảm.

Vann Phan

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.